Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Có người cho rằng hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ phát sinh sau khi đăng ký với cơ quan nhà nước, nhưng cũng có người cho rằng hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phát sinh ngay tại thời điểm giao kết hợp đồng. Vậy, để tìm hiểu về hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quý khách hàng hãy đón đọc bài viết của ACC Group sau đây.
Hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Cập nhật 2023)
1. Quyền sử dụng đất là gì?
Trước khi tìm hiểu Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì, ta cần biết Quyền sử dụng đất là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 53 – Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, cụ thể: “ Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các loại tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.
Bộ luật Dân sự, Luật đất đai đều cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp quy định đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
Luật Đất đai năm 2013 quy định: Đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân và do Nhà nước làm chủ sở hữu. Nhà nước theo đó trao quyền sử dụng đất cho người dân thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất. Pháp luật cũng công nhận quyền sử dụng đất đối với những người sử dụng đất ổn định và quy định về quyền cũng như nghĩa vụ chung của người sử dụng đất.
Nói tóm lại, quyền sử dụng đất là quyền của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển giao từ những chủ thể khác thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho... từ chủ thể có quyền.
2. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hợp đồng theo đó người sử dụng đất (gọi là bên chuyển quyền sử dụng đất) chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho người được chuyển nhượng (gọi là bên nhận quyền sử dụng đất) theo các điều kiện, nội dung, hình thức được quy định trong Bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai.
3. Ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Việc ký kết hợp đồng này cần được thực hiện tại một văn phòng công chứng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013, Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014.
Theo đó, các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất bắt buộc phải có xác nhận của văn phòng công chứng để đảm bảo giá trị pháp lý và có giá trị khi tiến hành các thủ tục với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trừ một số giao dịch quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật nhà ở 2014).
4. Hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất?
Hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được tính kể từ thời điểm công chứng, chứng thực theo quy định tại Điều 5 Luật công chứng 2014.
Từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết tại Hợp đồng (Khoản 2 Điều 401 Bộ Luật Dân sự 2015).
5. Các trường hợp chấm dứt hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất?
Tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực”. Như vậy, thông thường hợp đồng CNQSDĐ không tuân thủ các quy định về việc công chứng, chứng thực thì hợp đồng sẽ vô hiệu.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không tuân thủ các quy định về việc công chứng, chứng thực thì hợp đồng sẽ vô hiệu. Theo đó, Luật Đất đai 2013 quy định thì hợp đồng CNQSDĐ phải được công chứng, chứng thực.
Nói tóm lại, qua bài viết trên, ACC Group đã cung cấp tới quý khách hàng một số thông tin cơ bản về hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Kính mong quý khách hàng đón đọc và ủng hộ bài viết của chúng tôi.
Nội dung bài viết:
Bình luận