Hội nghị hiệp thương là gì? (Cập nhật 2022)

Là một sự kiện quan trọng của quốc gia, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã được ấn định là Chủ nhật ngày 23/5/2021. Để giúp bạn đọc tìm hiểu, nghiên cứu về các nội dung cần thiết, trước hết, bạn đọc cần biết thông tin về hội nghị hiệp thương. Vậy hiệp thương là gì? Cùng ACC tìm hiểu về hội nghị hiệp thương qua bài viết sau đây. 

Hội Nghị Hiệp Thương

Hội nghị hiệp thương

1. Hội nghị hiệp thương là gì?

“Hiệp thương” là sự bàn bạc, thảo luận giữa các cơ quan, tổ chức về một vấn đề cụ thể nào đó trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng, lấy ý kiến của đa số để đi đến kết quả thống nhất. Để đảm bảo dân chủ và lựa chọn được những người tiêu biểu đại diện cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị tham gia với tư cách Đại biểu quốc hội thì mỗi cơ quan địa phương và trung ương sẽ tiến hành một cuộc hội nghị, gọi là hội nghị hiệp thương.

Tham khảo Quy chế hội nghị người lao động (Cập nhật 2022)

Có thể hiểu, hội nghị hiệp thương là hội nghị giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức thành viên được tiến hành ở Trung ương và địa phương để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cũng như việc lập danh sách sơ bộ và lựa chọn, lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Hiệp thương thể hiện tính dân chủ của một quốc gia. Các nước trên thế giới không sử dụng cụm từ hiệp thương như ở Việt Nam, nhưng hệ thống chính trị ở mỗi nước khi tiến hành bầu cử cũng có cách thức lựa chọn đại biểu Quốc hội mang bản chất tương tự quá trình hiệp thương ở Việt Nam. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, Hạ viện được hiểu là cơ quan Quốc hội của nước Mỹ. Mỗi chiếc ghế đại biểu Hạ viện đại diện cho duy nhất một khu vực cử tri có tính địa lý. Cụ thể: Bang Alaska chỉ có rất ít dân và vì vậy, bang này chỉ chiếm một ghế trong Hạ viện. California là một trong những bang đông dân nhất, vì vậy, bang này chiếm 53 ghế trong Hạ viện. Như vậy, chỉ tính riêng về số ghế trong Hạ viện chúng ta dễ thấy được sự cơ cấu số ghế đại biểu, giống với hiệp thương ở Việt Nam.

Hội nghị hiệp thương còn được sử dụng trong lĩnh vực mua, bán hàng hóa, dịch vụ. Theo đó, khác với định nghĩa trên, cơ quan hiệp thương tổ chức hội nghị hiệp thương nhằm giúp bên mua và bên bán thương lượng với nhau về mức giá trên cơ sở hợp tác, hài hòa lợi ích giữa các bên. Cơ quan hiệp thương có vai trò trung gian, không được can thiệp vào mức giá thương lượng giữa các bên. Khi bên mua và bên bán thỏa thuận được với nhau về mức giá thì hội nghị hiệp thương kết thúc.

Tham khảo Hướng dẫn viết công văn mời dự hội nghị tổng kết cuối năm

2. Các giai đoạn tổ chức hội nghị hiệp thương

Hội nghị hiệp thương được tổ chức nhằm giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Vì thế đây là một giai đoạn hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức bầu cử.

Việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử được tiến hành 5 giai đoạn cụ thể như sau:

Bước 1: Tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ nhất.

Bước 2: Tổ chức giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người của các đơn vị hành chính cấp dưới, của thôn, tổ dân phố để đưa vào danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Bước 3: Tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ hai để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Bước 4: Lấy ý kiến cử tri ở nơi cư trú, nơi công tác đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Bước 5: Tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Tham khảo Mẫu Biên bản hội nghị người lao động [Cập nhật 2022]

3. Hội nghị hiệp thương cập nhật đến năm 2022

3.1. Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở Trung ương 

Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triệu tập, chủ trì trong khoảng thời gian từ ngày 03/02/2021 đến ngày 17/02/2021 để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội trên cơ sở dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thành phần tham dự: Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện ban lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận. Đại diện Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ được mời tham dự hội nghị.

3.2. Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh triệu tập, chủ trì trong khoảng thời gian từ ngày 03/02/2021 đến ngày 17/02/2021

Thành phần tham dự: Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, đại diện ban lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện trực thuộc. Đại diện Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được mời tham dự hội nghị này.

3.3. Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp triệu tập và chủ trì trong khoảng thời gian từ ngày 03/02/2021 đến ngày 17/02/2021.

Thành phần tham dự: Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện ban lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận. Đại diện Ủy ban bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp được mời tham dự hội nghị này.

4. Câu hỏi liên quan

Do cơ quan, tổ chức nào triệu tập và chủ trì?

Hội nghị hiệp thương ở Trung ương do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triệu tập và chủ trì. Còn hội nghị hiệp thương ở địa phương do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp triệu tập và chủ trì để thực hiện công việc của Hội nghị hiệp thương ở cấp mình.

Hội nghị hiệp thương được tiến hành bao nhiêu lần?

Hội nghị hiệp thương được tiến hành ba lần:

  • Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất: Thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu Quốc hội được bầu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang Nhân dân;
  • Hội nghị hiệp thương lần thứ hai: Lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội;
  • Hội nghị hiệp thương lần thứ ba: Lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội.

Tiêu chí ứng cử viên trong hội nghị hiệp thương?

Qua hội nghị hiệp thương, cử tri sẽ giới thiệu mỗi người ứng cử với một số tiêu chí như yêu cầu là đảng viên, có sức khỏe, trẻ, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt được nhân dân tín nhiệm, bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước và các quy định tại địa phương, có kiến thức văn hóa, nắm vững công nghệ thông tin, năng lực kinh nghiệm thực tiễn, công tác, tổ chức, vận động nhân dân thực hiện tốt công việc tự quản của cộng đồng dân cư và nhiệm vụ được giao.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về hội nghị hiệp thương, cũng như các giai đoạn tiến hành hội nghị và giải đáp một số thắc mắc thường gặp về hội nghị hiệp thương. Đây là một hội nghị quan trọng, giúp sàng lọc, lựa chọn những người tiêu biểu, có đủ điều kiện, đủ tư cách để ứng cử vào danh sách Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Từ đó, hội nghị hiệp thương góp phần xây dựng bộ máy nhà nước Việt Nam ngày càng tiến bộ.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo