Hiện trường là gì? (Cập nhật 2024)

Hoạt động bảo vệ hiện trường trong các vụ án hình sự là một hoạt động vô cùng quan trọng và có ý nghĩa đối với công tác điều tra. Vậy hiện trường là gì? Cách phân loại hiện trường là gì? Để giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, Công ty Luật ACC xin gửi đến quý bạn đọc những thông tin dưới bài viết sau.

hiện trường là gì
Hiện trường là gì?

1. Hiện trường là gì?

Hiện trường là một thuật ngữ khá phổ biến trong các văn bản quy phạm pháp luật, trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như trong cuộc sống thường ngày. Khái niệm hiện trường theo từ điển tiếng Việt được giải thích như sau: Hiện trường là nơi xảy ra hoạt động hay sự việc gì.

Còn dựa trên nội dung của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về quá trình khám nghiệm hiện trường, có thể hiểu hiện trường là nơi xảy ra hành vi phạm tội hoặc nơi phát hiện tội phạm mà cơ quan điều tra cần tiến hành khám nghiệm để phát hiện, thu lượm dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án. Nơi xảy ra tội phạm là nơi mà ở đó người phạm tội trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội. Nơi phát hiện dấu vết tội phạm không nhất thiết phải là nơi tội phạm đã dược thực hiện.

2. Căn cứ phân loại hiện trường

2.1. Căn cứ vào địa điểm xảy ra vụ việc

Dựa vào địa điểm xảy ra vụ việc, hiện trường được chia thành các loại như sau:

  • Hiện trường trong nhà: là kiểu hiện trường được che chắn hay bao bọc xung quanh, có mái che chắn bên trên hay được bao bọc xung quanh.
  • Hiện trường ngoài trời: là kiểu hiện trường không được che chắn, bao bọc bới bất cứ loại vật liệu nào.
  • Hiện trường trên các phương tiện giao thông.

Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các đặc điểm về sự hình thành, tồn tại và biến đổi của các dấu vết trên mỗi loại hiện trường.

2.2. Căn cứ vào nội dung và tính chất của vụ việc xảy ra

Căn cứ vào tính chất vụ việc, hiện trường được chia thành các loại như: hiện trường có người chết; hiện trường vụ trộm cắp, cướp giật; hiện trường có súng đạn; hiện trường có cháy nổ- sự cố kỹ thuật; hiện trường vụ tai nạn giao thông,…

Phân loại hiện trường theo cách này giúp cơ quan điều tra xác định nơi và loại dấu vết tồn tại trên hiện trường cũng như xác định được những loại dấu vết nào cần được phát hiện và thu lượm, đồng thời giúp cho công việc thống kê tội phạm được nhanh chóng.

2.3. Căn cứ vào diễn biến của sự việc xảy ra

Một hiện trường có thể được quy tụ lại ở một địa điểm, nhưng cũng có thể có nhiều địa điểm khác nhau, do đó hiện trường có thể được chia thành: hiện trường nơi chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội; hiện trường nơi thực hiện hành vi phạm tội và hiện trường nơi che giấu hành vi phạm tội (hay chính là hiện trường giả) là nơi thủ phạm cố ý sắp đặt tạo lập dấu vết để đánh lạc hướng điều tra của cơ quan điều tra nhằm che giấu hành vi phạm tội.

2.4. Căn cứ vào tình trạng của hiện trường

Dựa vào tình trạng của hiện trường có thể phân loại như sau:

  • Hiện trường còn nguyên vẹn: là kiểu hiện trường từ khi phát hiện, triển khai công tác bảo vệ đến khi khám nghiệm các dấu vết vật chứng chưa bị thay đổi, xáo trộn, chưa ảnh hưởng tới độ chính xác và đầy đủ của dấu vết.
  • Hiện trường bị xáo trộn: là kiểu hiện trường từ khi phát hiện, triển khai công tác bảo vệ đến khi khám nghiệm, các dấu vết, vật chứng đã bị biến đổi, mất mát. Nguyên nhân của sự xáo trộn là do sự tác động của tự nhiên, sinh vật, con người,… dẫn đến những thông tin thu thập được tại hiện trường bị sai lệch.

3. Ý nghĩa của hiện trường trong công tác điều tra

Hiện trường là nơi xuất hiện và tồn tại của vật chứng, dấu vết phản ánh tổng thể về vụ việc. Vì vậy hiện trường có ý nghĩa quan trọng trong việc thu thập các thông tin, tài liệu chứng cứ phục vụ cho việc điều tra, làm rõ vụ việc.

Hoạt động điều tra của cơ quan công an có hiệu quả hay không phụ thuộc đáng kể bởi kết quả khám nghiệm hiện trường, thậm chí trong nhiều trường hợp nó mang tính chất quyết định đối với hiệu quả của hoạt động điều tra. Thông qua hiện trường, cơ quan điều tra có thể nhận định, đánh giá tính chất của hoạt động của thủ phạm, công cụ, phương tiện mà thủ phạm sử dụng khi phạm tội, thời gian hiện trường của thủ phạm, mối quan hệ giữa thủ phạm và hiện trường cũng như nhiều thông tin cần thiết khác.

Trên đây là những giải đáp về hiện trường là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng những nội dung trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn và chính xác về khái niệm hiện trường là gì, tiêu chí phân loại hiện trường là gì và ý nghĩa của hiên trường trong công tác điều tra. Nếu bạn đọc cần sự hỗ trợ tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ thì hãy liên hệ cho chúng tôi thông qua:

• Hotline: 19003330

• Zalo: 084 696 7979

• Gmail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo