Thuật ngữ “hiến pháp” (Constitution) có nguồn gốc từ tiếng Latinh là “Constitutio”, trong nhà nước La Mã cổ đại có nghĩa là những luật quan trọng do Hoàng đế ban hành. Hiến pháp nói chung có nhiều đặc trưng như: là văn bản chính trị, văn bản tổ chức – pháp lý, văn bản tư tưởng… Dưới góc độ tổ chức quyền lực nhà nước. Bài viết chia sẻ một số thông tin quan trọng về hiến pháp và những đặc trưng của hiến pháp.
Hiến pháp và đặc trưng của hiến pháp
1. Khái niệm hiến pháp ?
Ngày nay, thuật ngữ “hiến pháp” được dùng phổ biến ở các nước trên thế giới với nghĩa là đạo luật cơ bản (basic law) của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, được xây dựng, ban hành, bổ sung, sửa đổi với một thủ tục đặc biệt. Vậy hiến pháp đầu tiên xuất hiện vào thời gian nào? Theo giáo sư người Pháp Philippe Ardant, để trả lời câu hỏi này cần phải chia hiến pháp làm hai loại là hiến pháp thành văn và hiến pháp bất thành văn. Nếu coi hiến pháp là những quy định mang tính nguyên tắc về tổ chức quyền lực nhà nước thì rõ ràng hiến pháp đã có từ thời xa xưa và có thể coi đó là hiến pháp tập quán (Constitution coutumière). Các nguyên tắc truyền ngôi vua như “trọng nam, trọng trưởng, lãnh thổ bất khả phân ” là các nguyên tắc quan trọng trong thiết lập ngai vàng đã có từ thời xa xưa khi chế độ quân chủ chuyên chế được hình thành. Hiến pháp thành văn xuất hiện sớm nhất là ở Hy Lạp cổ đại khoảng từ thế kỉ thứ VII - VI trước Công nguyên và sau đó là ở nhà nước La Mã cổ đại. Ở Anh, từ thế kỉ thứ XI đã xuất hiện các hiến chương (Charte) - cũng là những văn bản có tính chất của Hiến pháp, mặc dù các hiến chương này không quy định đầy đủ các vấn đề về tổ chức quyền lực nhà nước nhưng đã phân định rõ thẩm quyền và mối quan hệ giữa quyền lực của Vua (Pouvoir royal), tầng lớp quý tộc (Barons) và tôn giáo (Eglise). Sau thời kì này, nhân loại trải qua thời kì “những đêm dài trung cổ” với những bước thụt lùi cho đến cuối thế kỉ XVIII. Cuối thế kỉ XVIII, các bản hiến pháp theo đúng nghĩa hiện đại (là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất) đầu tiên đã ra đời.
Trước hết phải kể đến Hiến pháp nước Mỹ năm 1787 ra đời sau khi nước Mỹ giành độc lập, tiếp đó là Hiến pháp của Ba Lan năm 1791, Hiến pháp của Pháp năm 1791, Hiến pháp của Thụy Điển năm 1809, Hiến pháp của Venezuela năm 1811, Hiến pháp của Tây Ban Nha năm 1812. Sau đó ít lâu, các cuộc cách mạng dân chủ tư sản từ năm 1830 đến 1848 của thế kỉ XIX, hai cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai nửa đầu thế kỉ XX và sự tan rã của chế độ thuộc địa từ sau năm 1958 đã tạo ra những tiền đề thúc đẩy việc hình thành cơ sở pháp lý bảo vệ quyền con người và công dân, bảo đảm chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, hạn chế và kiểm soát quyền lực nhà nước. Trong những nhu cầu đó của nhà nước và xã hội, chủ nghĩa lập hiến đã phát triển và tuyệt đại đa số các nước trên thế giới đều lần lượt xây dựng và hoàn thiện hiến pháp cho quốc gia mình.
Hiến pháp là đạo luật gốc của nhà nước nên hiến pháp không những có ý nghĩa pháp lý mà còn có ý nghĩa chính trị, văn hóa, xã hội. Do hiến pháp có ý nghĩa trên nhiều bình diện khác nhau nên tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về hiến pháp. Hai nhà nghiên cứu người Anh là B. Jones và D. Kavanagh đã định nghĩa: “Hiến pháp là một văn bản thể hiện tinh thần và đường lối chính trị”. Định nghĩa này nhấn mạnh đến ý nghĩa chính trị của hiến pháp vì hiến pháp luôn luôn' là công cụ thể chế hóa đường lối chính trị của các nhà lập hiến, đặc biệt là của đảng cầm quyền. Các học giả người Anh khác là M. Beloff và G. Peele lại nhấn mạnh đến tính chất tổ chức quyền lực nhà nước của hiến pháp khi định nghĩa: “Hiến pháp là tổng thể các quy định điều chỉnh và phân định sự phân chia quyền lực nhà nước trong hệ thổng chính trị" Còn M. Hauriou, nhà nghiên cứu luật học người Pháp thì nhìn nhận hiến pháp một cách toàn diện và đầy đủ hơn cả về hình thức và nội dung khi ông quan niệm: “Kể hình thức bên ngoài Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất, việc thay đổi Hiến pháp phải đòi hỏi thủ tục đặc biệt; về nội dung Hiến pháp là tong thể những quy định về quy chế xã hội, chính trị của nhà nước, không phụ thuộc vào hình thức văn bản thể hiện và thủ tục sửa đổi văn bản đó”. Nhà chính trị học và hiến pháp học người Pháp khác là Georges Burdeau đã xem xét hiến pháp trên bình diện là văn bản hạn chế quyền lực và sự tuỳ tiện của nhà nước trong việc lựa chọn người cầm quyền và tổ chức thực hiện các thể chế nhà nước. Ông đã đưa ra định nghĩa:
“Hiến pháp là văn bản long trọng bắt buộc quyền lực nhà nước tuân thủ các quy phạm hạn chế quyền tự do của nó trong việc lựa chọn những người cầm quyền, tổ chức và thực hiện các thể chế cũng như các mối quan hệ của nó với công dân ” và ông còn định nghĩa hiến pháp một cách ngắn gọn là: “Hiến pháp đồng nghĩa với tổ chức quyền lực ”.
Ở Việt Nam, trước khi có hiến pháp, nước ta là nước thuộc địa nửa phong kiến vì vậy, tư tưởng, quan điểm về hiến pháp gắn liền với độc lập, tự do của dân tộc và quyền làm chủ đất nước của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết:
“Trước chúng ta đã bị chế độ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng các quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một bản Hiến pháp dân chủ ”.
Như vậy, có thể thấy quan điểm về hiến pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn bản mà ở đó ghi nhận nền độc lập, tự do của dân tộc và các quyền tự do dân chủ của nhân dân.
Tổng hợp các định nghĩa, quan điểm trên đây về hiến pháp chúng ta có thể đưa ra định nghĩa:
Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân.
2. Các đặc trưng cơ bản của Hiến pháp
Hiến pháp có bốn đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, hiến pháp là luật cơ bản (basic law), là “luật mẹ”, luật gốc. Nó là nền tảng, là cơ sở để xây dựng và phát triển toàn bộ hệ thống pháp luật quốc gia. Mọi đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật khác dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải căn cứ vào hiến pháp để ban hành.
Thứ hai, hiến pháp là luật tổ chức (organic law), là luật quy định các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước, là luật xác định cách thức tổ chức và xác lập các mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; quy định cấu trúc các đơn vị hành chính lãnh thổ và cách thức tổ chức chính quyền địa phương.
Thứ ba, hiến pháp là luật bảo vệ (protective law). Các quyền con người và công dân bao giờ cũng là một phần quan trọng của hiến pháp. Do hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước nên các quy định về quyền con người và công dân trong hiến pháp là cơ sở pháp lý chủ yếu để nhà nước và xã hội tôn bọng và bảo đảm thực hiện các quyền con người và công dân.
Thứ tư, hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lý tối cao (highest law), tất cả các văn bản pháp luật khác không được trái với hiến pháp. Bất kì văn bản pháp luật nào trái với hiến pháp đều phải bị hủy bỏ.
3. Những nội dung cơ bản của Hiến pháp
Có câu hỏi hiến pháp là văn bản pháp luật quy định gì? Dưới đây sẽ là chia sẻ một số thông tin quan trọng về hiến pháp.
Hiến pháp (sửa đổi) gồm 11 chương, 120 điều (giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992) với bố cục hợp lý, kỹ thuật trình bày bảo đảm đúng tầm là đạo luật cơ bản, có tính ổn định lâu dài. Sau đây là một số nội dung cơ bản của Hiến pháp (sửa đổi):
- Về bản chất Nhà nước và nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước
Điều 2 của Hiến pháp (sửa đổi) kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1992 thể hiện rõ bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quvền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; khẳng định nền tảng vững chắc của chính quyền nhân dân là liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức
- Về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (Điều 4)
Khẳng định tính lịch sử, tính tất yếu khách quan sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nước ta
- Về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Chương II)
Chương II khẳng định tầm quan trọng của quyền con người, quyền cơ bản của công dân thể hiện nhất quán đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong việc công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các thành phần kinh tế (Điều 51)
Để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế nước ta, Hiến pháp (sửa đổi) đã quy định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, khẳng định vai trò của Nhà nước và kinh tế nhà nước trong việc định hướng, điều tiết sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc (Điều 64)
Hiến pháp (sửa đổi) đã quy định khái quát "Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân” tại Điều 64; còn những vấn đề về quốc phòng, an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội thì được quy định tại các điều 65, 66, 67, 68 và trong các nội dung khác của Hiến pháp (sửa đổi).
4. Dịch vụ tại Luật ACC
Luật ACC xin gửi lời chào tới quý khách!
Tại ACC, quý khách có thể nhận được dịch vụ tư vấn và làm thủ tục trọn gói vô cùng nhanh chóng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn về quy trình, thủ tục thực hiện; hồ sơ cần chuẩn bị; hướng dẫn quý khách ký và hoàn thiện theo quy định; Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan 24/7.
Trên đây là một số chia sẻ về hiến pháp. Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo:
Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận