Khi nhắc đến hệ thống pháp luật của một quốc gia, trong đó có Việt Nam, chúng ta sẽ phải kể đến Hiến pháp đầu tiên. Dù chỉ nghe qua ít nhất một lần, nhưng chắc hẳn ai cũng hiểu giá trị pháp lý của văn bản này như thế nào. Tuy nhiên, để có hiểu chi tiết từng nội dung và bản chất của hiến pháp là gì thì có lẽ không nhiều người đã nắm được. Trong bài viết này, Công ty luật ACC sẽ tập trung phân tích những kiến thức cơ bản nhất liên quan đến hiến pháp để gửi đến bạn đọc.
1. Khái niệm và vai trò Hiến pháp là gì?
Khái niệm
Căn cứ Điều 119, Hiến pháp 2013 giải thíc hiến pháp là gì như sau:
- Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Vai trò
Hiến pháp được xây dựng để thiết lập bộ máy nhà nước
- Hiến pháp của mỗi quốc gia luôn quy định về cơ cấu tổ chức của một bộ máy nhà nước bao gồm những bộ phận gì và có những thẩm quyền tương ứng là gì. Do đó, Hiến pháp như một văn bản trao quyền cho các cơ quan nhà nước. Tất cả những hoạt động khác đều phải tuân theo nội dung của văn bản này.
Hiến pháp giới hạn quyền lực của nhà nước
- Bên cạnh việc trao quyền cho các cơ quan nhà nước thì Hiếp pháp cũng đồng thời là cơ sở để có thể kiểm soát và giới hạn quyền lực của nhà nước.
- Điều này được thể hiện thông qua các cơ chế kiểm tra, thanh tra và giám sát, xử lý hành vi vi phạm đối với các cơ quan nhà nước.
- Bao gồm:
+ Cơ chế giám sát của xã hội thông qua các quyền con người, quyền công dân
+ Cơ chế giám sát nội bộ giữa các cơ quan nhà nước
+ Cơ chế giám sát thông qua các cơ quan hiến định độc lập
Hiến pháp bảo vệ quyền con người, quyền công dân
- Đây được coi là nội dung quan trọng bậc nhất của văn bản Hiến pháp của bất kỳ quốc gia nào.
- Trong đó, có hai vai trò chính như sau:
+ Hiến pháp giúp ghi nhận quyền con người, quyền công dân một cách chi tiết và cụ thể.
+ Hiến pháp đưa ra những cơ chế cụ thể để đảm bảo và bảo vệ quyền con người, quyền công dân được tôn trọng và thực thi.
2. Lịch sử hình thành Hiến pháp của Việt Nam
Từ khi xây dựng bản hiến pháp là gì đầu tiên cho đến hiện nay, lịch sử hình thành của Hiến pháp được thể hiện thông qua các thời kỳ như sau:
Hiến pháp năm 1946
- Được thông qua vào ngày 09/11/1946.
- Đặc điểm: Gồm 07 Chương và 70 Điều và đã có những đặc điểm ban đầu của một nhà nước pháp quyền.
Hiến pháp năm 1959
- Được thông qua vào ngày 31/12/1959.
- Đặc điểm: Gồm 10 Chương và 112 Điều và xây dựng bộ máy nhà nước đậm nét chính thể nhà nước dân chủ Cộng hoà.
Hiến pháp năm 1980
- Được thông qua vào ngày 18/12/1980.
- Đặc điểm: Gồm 12 Chương và 147 Điều và nội dung đã khẳng định nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam là Nhà nước chuyên chính vô sản.
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001)
- Được thông qua vào ngày 15/4/1992, sửa đổi vào ngày 25/12/2001.
- Đặc điểm: Gồm 12 Chương và 147 Điều.
- Đây là bản Hiến pháp đầu tiên đưa ra định hướng và khẳng định nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa.
Hiến pháp năm 2013
- Được thông qua vào ngày 28/11/2013 và hiện nay vẫn đang có hiệu lực.
- Đặc điểm: Gồm 11 Chương và 120 Điều. Đây là bản Hiến pháp có đặc điểm là thể hiện sự dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa theo hướng văn minh, hiện đại.
3. Nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam
Hiến pháp năm 2013 có những nội dung của bản hiến pháp là gì quy định về những vấn đề bao gồm:
- Chế độ chính trị
- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
- Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường
- Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
- Các cơ quan nhà nước:
+ Quốc hội
+ Chủ tịch nước
+ Chính phủ
+ Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân
+ Chính quyền địa phương
+ Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước
Như vậy, hiến pháp là gì là văn bản có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật của một quốc gia. Do đó, tất cả những văn bản quy phạm pháp luật khác khi xây dựng đều phải tuân theo nội dung của hiến pháp. Trường hợp những văn bản này vi phạm thì sẽ bị coi là vi hiến và bị hủy bỏ hiệu lực. Khi nghiên cứu về hệ thống pháp luật của một quốc gia, việc nghiên cứu Hiến pháp có vai trò quan trọng và giữ vị trí tiên quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận