Hiến máu nhân đạo là một hành động cao cả, một nghĩa cử cao đẹp của toàn xã hội. không chỉ cứu người mà còn mang lại lợi ích cho sức khỏe người hiến máu. Từng phút từng giây trên đất nước ta đang có những con người gặp phải bất trắc cần đến những giọt máu khỏe mạnh để tiếp tục sự sống. Việc hiến máu chính là cung cấp thêm sự sống cho hoàn cảnh đó.
Hiến máu
1. Hiến máu nhân đạo, một nghĩa cử cao đẹp
Hiến máu là hành động tự nguyện của mỗi người khi cho đi những giọt máu hồng trong cơ thể mình để giúp bao người đang cần đến máu. Khi trao đi một phần nhỏ lượng máu của mình là ta đã thắp lên một ngọn lửa, đem lại hy vọng sống cho các bệnh nhân đang cần máu gấp. Hiến máu nhân đạo là một hành động cao cả, một nghĩa cử cao đẹp thể hiện tình yêu thương con người và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng.
Hiến máu nhân đạo, một hành động thể hiện sự chia sẻ của những người khỏe mạnh và giúp đỡ những người bệnh đang cần máu để điều trị cũng như duy trì sự sống. Tất cả chúng ta, người có sức khoẻ bình thường đều có thể hiến một phần máu của mình để cứu người mà không hề ảnh hưởng đến sức khoẻ. Điều này đã được chứng minh bằng cơ sở khoa học và thực tiễn. Người hiến máu ở độ tuổi nữ từ 18 - 55 và nam từ 18 - 60, Cân nặng > 45kg. Một năm hiến máu tối đa từ 3 - 4 lần cách nhau 3 – 4 tháng. Không mắc bệnh lý, không bị nhiễm các tác nhân lây qua đường truyền máu, không có hành vi nguy cơ, đều có thể hiến máu.
Tham khảo Quyết định 1125/qđ-ttg quy định về nội dung gì? - Công ty Luật ACC
2. Lợi ích của hiến máu nhân đạo
Ý nghĩa với cộng đồng
Cho đến nay chưa có một chế phẩm sinh học nào có thể thay thế hoàn toàn chức năng của máu, vì vậy nguồn máu để cho cấp cứu và điều trị bệnh nhân vẫn từ nguồn người hiến máu.
Hiện nay nhu cầu sử dụng máu của Việt nam là khoảng 1.600.000 đơn vị máu (Theo ước tính của WHO). Mặc dù số lượng máu hàng năm đều tăng nhưng chúng ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng. Điều này khiến cho cuộc sống của những người bệnh cần truyền máu bị đe dọa từng ngày.
Ý nghĩa với bản thân người cho máu
Hiến máu cũng có lợi ích rất nhiều đối với người cho máu. Mỗi ngày số lượng tế bào máu bị tiêu huỷ sinh lý do tới giới hạn của đời sống là khoảng 25-50 ml máu. Tủy xương là cơ quan tạo máu chính, nó sản sinh các tế bào máu mới tương đương với lượng máu bị hủy sinh lý. Khi máu ngoại vi thiếu hụt dưới tác động của cơ chế kích thích tạo máu, tủy xương sẽ tăng sinh gấp 7-8 lần bình thường để tạo ra hồng cầu và các tế bào máu mới. Sau hiến máu các thành phần máu được hồi phục gần như bình thường. Do đó khi hiến máu việc thay đổi một số lượng tế bào máu già cỗi bằng số lượng tế bào máu mới khỏe mạnh có đời sống dài đảm bảo chức năng tốt hơn. Ngoài ra các kích tố của một số cơ quan nội tiết, tiết ra để kích thích tạo tế bào máu còn tạo cho việc chuyển hoá của cơ thể tốt hơn sau khi hiến máu.
Tham khảo Thu nhập quốc dân là gì? (Cập nhật 2022) - Luật ACC
3. Quyền lợi của người hiến máu
- Được khám và tư vấn sức khỏe miễn phí.
- Người hiến máu được làm xét nghiệm nhóm máu tổng phân tích tế bào máu, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, HIV…
- Được nhận bồi dưỡng và chăm sóc theo các quy định hiện hành.
- Được cấp 01 Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện.
- Được thông báo về nhóm máu và các bệnh tật nguy hiểm khi phát hiện (kết quả được trả về từng cá nhân).
-Khoa học chứng minh, hiến máu nhiều lần làm giảm nguy cơ ứ đọng sắt, giảm thiểu bệnh tim mạch.
-Hiến máu làm cho tinh thần sảng khoái hơn, ăn ngủ ngon hơn. Máu bạn cho đi, máu tái tạo nhanh sau 3 đến 5 ngày, máu mới do cơ thể sinh ra được trẻ hóa, có sức đề kháng chống bệnh tật, tạo sự phấn chấn vui vẻ. Như vậy hiến máu làm cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh hơn và cũng là cách kiểm tra giám sát sức khỏe của chính mình.
-Những người hiến máu không chỉ nhận được sự tôn vinh của xã hội, còn được sự quan tâm ưu tiên nếu như sau này cần đến máu trong chữa bệnh của bản thân.
-Được khám, tư vấn sức khỏe miễn phí, được kiểm tra và thông báo kết quả các xét nghiệm về máu bí mật bằng thư riêng miễn phí: nhóm máu, HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, sốt rét. Trong trường hợp người hiến máu có nhiễm hoặc nghi ngờ các mầm bệnh về máu được các bác sĩ mời tư vấn miễn phí về sức khỏe và hướng dẫn điều trị.
-Được chăm sóc, bồi dưỡng trực tiếp:Phục vụ ăn nhẹ, nước uống tại chỗ.
-Được nhận quà lưu niệm; Nhận giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện. Được thông báo kết quả tất cả các xét nghiệm máu đã thực hiện sau 1 tuần.
-Được đảm bảo bí mật các thông tin về cá nhân theo đúng quy định.
-Người hiến máu được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện, ngoài giá trị tôn vinh, giấy chứng nhận hiến máu còn có giá trị bồi hoàn miễn phí lại số lượng máu đã hiến khi không may bị ốm đau, rủi ro, hoạn nạn, phẫu thuật cần truyền đến máu.
-Ngoài việc được bồi hoàn lại số lượng máu đã hiến, người hiến máu còn được ưu tiên trong việc truyền máu khi cần, giấy chứng nhận hiến máu có giá trị ở tất cả các bệnh viện công lập trong toàn quốc và có giá trị suốt đời.
4. Lưu ý khi hiến máu
- Độ tuổi hiến máu từ 18 – 60 tuổi
- Cân nặng ít nhất là 42kg đối với phụ nữ, 45kg đối với nam giới.
- Thời gian giữa 2 lần hiến máu là 84 ngày đối với cả Nam và Nữ.
- Không sử dụng bia rượu, các chất kích thích và buổi tối trước khi tham gia hiến máu, ăn sáng đầy đủ.
- Người tiêm vắc xin Covid-19 sau một tuần có thể hiến máu nếu tình trạng sức khỏe ổn định.
5. Câu hỏi thường gặp
Tại sao cần hiến máu và truyền máu?
- Máu và các chế phẩm máu là loại thuốc điều trị đặc biệt, chỉ có thể được lấy từ người khỏe mạnh (chưa có chất gì thay thế được máu).
- Máu cần cho cấp cứu và điều trị hằng ngày do tai nạn, tai biến sản khoa, xuất huyết… hoặc các trường hợp phẫu thuật ngoại khoa, sản khoa, các kỹ thuật cao như: chạy thận nhân tạo, ghép tạng… Ngoài ra, còn có bệnh nhân bị bệnh về máu như: ung thư máu, suy tuỷ xương, xuất huyết giảm tiểu cầu…
Tại sao nói “Hiến máu có sự hướng dẫn của thầy thuốc thì không có hại cho sức khỏe”?
Hiến máu theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc hoàn toàn không có hại tới sức khỏe, điều đó được giải thích bằng các cơ sở khoa học và thực tiễn:
- Hiến máu phải theo đúng hướng dẫn, quy định chuyên môn
- Việc hiến máu tuân thủ đúng các quy định y tế và phù hợp với cơ sở sinh lý máu
- Các công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh: Sau khi hiến máu, các chỉ số mạch, huyết áp, cân nặng,... không thay đổi hoặc có thay đổi nhẹ trong giới hạn bình thường.
Quy trình hiến máu như thế nào?
Có 5 bước cơ bản:
- Tư vấn và đăng kí hiến máu;
- Khám tuyển chọn;
- Xét nghiệm;
- Hiến máu;
- Nghỉ ngơi, ăn nhẹ, nhận quà tặng và Giấy chứng nhận.
Khi hiến máu nhân đạo, người thực hiện hiến máu đang san sẻ với cộng đồng những giá trị sống. Qua những giọt máu khỏe mạnh được hiến, nhiều người được tiếp tục cuộc sống vì thế chúng ta cần rất nhiều máu hiến tặng. Khi tham gia hiến máu tình nguyện bạn hiểu hơn về giá trị sức khỏe bản thân bởi người hiến máu phải đảm bảo an toàn cho người nhận, bản thân giữ gìn sức khỏe có lối sống lành mạnh để tiếp tục tham gia hiến máu trở lại.
Nội dung bài viết:
Bình luận