Hệ thống văn bản quy pham pháp luật Việt Nam hiện hành

Như chúng ta biết, trong hơn nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, Nhà nước Việt Nam đã ban hành một khối lượng rất lớn các văn bản quy phạm pháp luật để điều hành và quản lý xã hội, quản lý Nhà nước. Quản lý Nhà nước bằng pháp luật là một nguyên tắc rất quan trọng của Hiến pháp Việt Nam - đạo luật cơ bản của Nhà nước và đã được thực thi trong thực tế. Nguyên tắc này đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng thời mỗi cơ quan, tổ chức và công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, không có ngoại lệ. Để chấp hành pháp luật thì mọi công dân, cán bộ phải hiểu biết pháp luật để thực hiện. Nhưng trong thực tế thì không ai có thể nắm vững được tất cả hệ thống pháp luật để thực hiện, cho dù công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật có tiến hành tốt đến đâu. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số thông tin về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam hiện hành.

He-thong-van-ban-quy-pham-phap-luat-cua-nuoc-Viet-Nam

Hệ thống văn bản quy pham pháp luật Việt Nam hiện hành

1. Văn bản quy phạm pháp luật là gì?

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Vậy văn bản quy phạm pháp luật là gì? Căn cứ theo điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì văn bản pháp luật được định nghĩa như sau:

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.”

2.  Các nội dung cơ bản của một văn bản quy phạm pháp luật

Thông thường, các văn bản quy phạm pháp luật luôn có một mẫu chung bao gồm các nội dung chính sau:

- Phạm vi điều chỉnh.

- Đối tượng áp dụng.

- Nội dung thực hiện.

- Điều khoản chuyển tiếp.

- Hiệu lực thi hành.

3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành

Cụ thể, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành bao gồm các văn bản quy pham pháp luật như sau:

(1) Hiến pháp của Quốc hội;

(2) Bộ luật của Quốc hội;

(3) Luật của Quốc hội;

(4) Nghị quyết của Quốc hội;

(5) Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

(6) Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

(7) Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

(8) Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

(9) Lệnh của Chủ tịch nước;

(10) Quyết định của Chủ tịch nước;

(11) Nghị định của Chính phủ;

(12) Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

(13) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

(14) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

(15) Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

(16) Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

(17) Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;

(18) Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;

Không ban hành Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

(19) Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước;

(20) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

(21) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

(22) Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;

(23) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện;

(24) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

(25) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã;

(26) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Như vậy, theo quy định trên, kể từ ngày 01/07/2016, các Thông tư liên tịch giữa Bộ và các cơ quan ngang Bộ, chỉ thị của UBND các cấp được ban hành trước khi Luật BHVBQPPL 2015 có hiệu lực, có còn được áp dụng? Các thông tư liên tịch, chỉ thị này vẫn có hiệu lực thi hành theo quy định tại khoản 2 Điều 172 Luật BHVBQPPL 2015: “Thông tư liên tịch giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, chỉ thị của Ủy ban nhân dân các cấp là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thì tiếp tục có hiệu lực cho đến khi có văn bản bãi bỏ hoặc bị thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác”.

4. Dịch vụ tại Luật ACC

Luật ACC xin gửi lời chào tới quý khách!

Tại ACC, quý khách có thể nhận được dịch vụ tư vấn và làm thủ tục trọn gói vô cùng nhanh chóng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn về quy trình, thủ tục thực hiện; hồ sơ cần chuẩn bị; hướng dẫn quý khách ký và hoàn thiện theo quy định; Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan 24/7.

Trên đây là một số chia sẻ về hệ thống văn bản quy pham pháp luật Việt Nam hiện hành.Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo:

Email: [email protected]

Hotline: 1900 3330

Zalo: 084 696 7979

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo