Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam hiện nay

Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam được phân loại theo nhiều cách khác nhau, cụ thể: Theo loại hình văn bản, thẩm quyền ban hành, nội dung và mục đích ban hành,… Qua thời gian hệ thống văn bản pháp luật ngày càng được hoàn thiện hơn trước. Đảm bảo quyền lợi của nhà nước và các cá nhân, tổ chức. Bài viết dưới đây của Luật ACC sẽ chia sẻ đến mọi người một số thông tin về hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam hiện nay.

He-thong-van-ban-phap-luat-viet-nam-hien-nay

Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam hiện nay

1. Hệ thống pháp luật là gì?

Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật có mối liên hệ nội tại và thống nhất với nhau, được phân định thành các ngành luật, các chế định pháp luật, được thể hiện trong các hình thức pháp luật. Xét về mặt nội dung, hệ thống pháp luật là sự phản ánh các điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống, lịch sử, phong tục tập quán, đặc điểm tâm lý dân tộc của đất nước trong một giai đoạn phát triển cụ thể của lịch sử. Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống pháp luật được thể hiện trong các tập quán pháp và các văn bản quy phạm pháp luật. Có thể trong tương lai, hệ thống pháp luật nước ta còn được thể hiện trong các án lệ. Hiện nay, đất nước ta đang trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế thì việc tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc, hoàn chỉnh, thống nhất là một việc rất cần thiết. Để làm tốt việc đó, hệ thống hóa lại hệ thống pháp luật là một việc làm cần thiết và có tầm quan trọng thiết thực. Một quốc gia đương đại không được tổ chức và hoạt động trên cơ sở một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong phát triển và hội nhập. Pháp luật vừa là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, vừa là thước đo trình độ phát triển của các thiết chế dân chủ đang tồn tại trong nội tại của một quốc gia.

2. Đặc điểm của hệ thống pháp luật Việt Nam

Hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm cấu trúc bên ngoài và cấu trong.

+ Cấu trúc bên trong hay còn gọi là Hệ thống ngành luật là những quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất. Phối hợp với nhau và được phân chia thành những chế định pháp luật và các ngành luật.

Quy phạm pháp pháp luật là những quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc, do nhà nước ban hành để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.

Quy phạm pháp luật được đảm bảo thi hành bằng cưỡng chế nhà nước

Chế định pháp luật là nhóm những quy định pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại có quan hệ mật thiết với nhau.

Ngành luật là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống.

+ Cấu trúc bên ngoài của hệ thống pháp luật Việt Nam

Cấu trúc bên ngoài của hệ thống pháp luật Việt Nam là những văn bản quy phạm pháp luật bao gồm các văn bản Luật và các văn bản dưới luật được ban hành và sắp xếp theo một trật tự nhất định.

3. Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay 

Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay gắn liền với đời sống và lịch sử dấu tranh giành độc lập của dân tộc.

Theo sự phát triển của đất nước qua các thời kỳ, hệ thống pháp luật nước ta có sự phát triển ngày càng hoàn thiện hơn.

Giai đoạn từ 1945 đến 1954: Việt Nam đã có Hiến pháp 1946 là Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử dân tộc và các văn bản Pháp luật nhưng vẫn còn hạn chế, chưa hình thành đầy đủ các ngành luật.

Giai đoạn từ 1954 đến 1986: Nhà nước xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tính ưu việt của Pháp luật xã hội chủ nghĩa được phát huy. Tuy nhiên trong giai đoạn này vẫn còn những hạn chế về cơ chế tập trung, bao cấp làm chậm sự phát triển kinh tế đất nước.

Giai đoạn từ 1986 đến nay: Quan điểm đổi mới đã khắc phục được những nhược điểm trước đó, hệ thống pháp luật có đầy đủ các ngành luật điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội. Văn bản quy phạm pháp luật ban hành kịp thời và phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước

4. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam

(Lưu ý: các văn bản được nêu dưới đây theo thứ tự từ văn bản có giá trị pháp lý cao nhất đến thấp nhất, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan ban hành cao hơn thì có giá trị pháp lý cao hơn)

Dưới đây là sơ đồ hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam

Cơ quan ban hành Loại văn bản Thời điểm có hiệu lực
Các cơ quan ban hành cấp Trung ương Quốc hội - Hiến pháp. - Bộ Luật. - Luật. - Nghị quyết - Không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.  
Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Pháp lệnh
Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. - Nghị quyết liên tịch.
Chủ tịch nước - Lệnh. - Quyết định.
Chính phủ - Nghị định.
Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Nghị quyết liên tịch.
Thủ tướng Chính phủ - Quyết định
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao - Nghị quyết.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Thông tư
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Thông tư liên tịch
Tổng Kiểm toán Nhà nước Quyết định
Cơ quan ban hành cấp địa phương Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã Nghị quyết. - Không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản của HĐND, UBND cấp tỉnh. - Không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản của HĐND, UBND cấp huyện và cấp xã.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã Quyết định

5. Dịch vụ tại Luật ACC

Luật ACC xin gửi lời chào tới quý khách!

Tại ACC, quý khách có thể nhận được dịch vụ tư vấn và làm thủ tục trọn gói vô cùng nhanh chóng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn về quy trình, thủ tục thực hiện; hồ sơ cần chuẩn bị; hướng dẫn quý khách ký và hoàn thiện theo quy định; Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan 24/7.

Trên đây là một số chia sẻ về hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam hiện nay. Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo:

Email: [email protected]

Hotline: 1900 3330

Zalo: 084 696 7979

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo