Thanh toán là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Bất cứ hoạt động thương mại nào cũng đều cần đến thanh toán và hệ thống thanh toán. Sự ra đời và phát triển của hệ thống thanh toán ngày càng lớn mạnh, ngày nay, với sự tham gia của ngân hàng và thương mại điện tử, hệ thống thanh toán đã tạo ra thêm nhiều lợi ích mới cho con người.
Hệ Thống Thanh Toán
1. Hệ thống thanh toán là gì?
Hệ thống thanh toán (Payment system) là bất kỳ hệ thống nào được thiết lập, sử dụng để xử lý các giao dịch tài chính thông qua việc chuyển giao giá trị tiền tệ để thanh toán. Hệ thống này bao gồm các thể chế, công cụ thanh toán, người dùng, quy tắc, thủ tục, tiêu chuẩn và công nghệ giúp cho việc trao đổi tiền tệ-tài chính trở nên khả thi và hiện thực hóa.
Tham khảo Phương thức thanh toán là gì? (Cập nhật 2022) - Luật ACC
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 20/2018/TT-NHNN quy định về giám sát các hệ thống thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, có hiệu lực từ 01/01/2019, có quy định về hệ thống thanh toán như sau:
“Hệ thống thanh toán là hệ thống bao gồm các phương tiện thanh toán, các quy định, quy trình, thủ tục, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tổ chức vận hành và các thành viên tham gia để xử lý, bù trừ, quyết toán các giao dịch thanh toán phát sinh giữa các thành viên tham gia.”
- Tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng (sau đây gọi là tổ chức vận hành) là đơn vị trực tiếp vận hành hệ thống thanh toán quan trọng.
- Ngân hàng quyết toán là ngân hàng mở tài khoản thanh toán cho các thành viên tham gia hệ thống thanh toán để thực hiện quyết toán các nghĩa vụ tài chính phát sinh giữa các thành viên này trong hệ thống thanh toán.
2. Chức năng hệ thống thanh toán
Hệ thống thanh toán được sử dụng thay cho tiền mặt trong các giao dịch trong nước và quốc tế, bao gồm một dịch vụ chính được các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác cung cấp. Hệ thống thanh toán truyền thống bao gồm các công cụ chuyển nhượng như hối phiếu (ví dụ: séc) và các khoản tín dụng chứng từ như thư tín dụng (LC). Với sự ra đời của máy tính và truyền thông điện tử, nhiều hệ thống thanh toán điện tử thay thế đã xuất hiện.
Tham khảo Hình thức thanh toán là gì? (Cập nhật 2022) - Luật ACC
3. Các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế
Hiện nay, hoạt động thanh toán qua ngân hàng của Việt Nam chủ yếu được xử lý qua:
(i) Các hệ thống thanh toán do NHNN tổ chức, vận hành và quản lý (Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử/giấy; Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng;
(ii) Các hệ thống chuyển mạch và thanh toán bù trừ thẻ;
(iii) Các hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán;
và (iv) Các hệ thống thanh toán nội bộ, thanh toán song phương do một số TCTD tổ chức, vận hành và quản lý.
Riêng đối với các giao dịch thanh toán quốc tế được chủ yếu xử lý qua Dịch vụ chuyển tiền quốc tế qua hệ thống SWIFT và Dịch vụ chuyển tiền Western Union (WU) do các TCTD trong nước trực tiếp thỏa thuận, ký kết tham gia, hợp tác với các tổ chức quốc tế. Bên cạnh đó, từ năm 2007, NHNN cũng chấp thuận, chỉ định NHTMCP Ngoại thương Việt Nam hoạt động với tư cách là ngân hàng thanh toán bù trừ nội địa các giao dịch thẻ Visa của các thành viên trong nước qua tài khoản của các ngân hàng thành viên mở tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, làm đầu mối thanh toán đối với các giao dịch thẻ Visa thực hiện trong nước. Từ năm 2012, NHTMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam cũng được chính thức triển khai Dịch vụ đại lý quyết toán các giao dịch nội địa thẻ Master Card để thực hiện thanh toán bù trừ và quyết toán các giao dịch nội địa đối với thẻ Master Card.
Tham khảo Đặc điểm và các phương thức bao thanh toán [Chi tiết 2022]
4. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng
Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS) là hệ thống thanh toán điện tử trực tuyến, hiện đại, được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế và được đánh giá là kênh thanh toán nhanh nhất tại Việt Nam hiện nay với thời gian thực hiện một lệnh thanh toán chỉ diễn ra không quá 10 giây.
Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, năm 2002 IBPS đã khai trương và đi hoạt động tại Trụ sở chính NHNN và 5 chi nhánh NHNN tại các tỉnh, thành phố, đến năm 2008, NHNN hoàn tất giai đoạn 2 của Dự án Hiện đại hóa Ngân hàng và Hệ thống thanh toán. Đến nay, IBPS của NHNN đã cơ bản đáp ứng nhu cầu thanh toán của hệ thống các TCTD về tốc độ và dung lượng xử lý giao dịch, độ an toàn và bảo mật, là cơ sở để các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán cho khách hàng, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt.
Mạng lưới hoạt động của IBPS gồm 01 Trung tâm Thanh toán Quốc gia (NPSC) tại Hà Nội và 06 Trung tâm xử lý khu vực (RPC) tại các tỉnh, thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Sở Giao dịch NHNN.
5. Câu hỏi thường gặp
Lợi ích của việc sử dụng hệ thống thanh toán trực tuyến?
Với cá nhân người sử dụng, thanh toán trực tuyến nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm chi phí và thời gian, hưởng nhiều ưu đãi, an toàn bảo mật thông tin, thanh toán linh hoạt.
Hệ thống thanh toán trên phạm vi quốc tế hiện nay là gì?
Trên phạm vi quốc tế, hình thức này được thực hiện bằng cách sử dụng mạng SWIFT. Việc thiết lập một hệ thống thanh toán quốc gia hiệu quả sẽ góp phần làm giảm chi phí trao đổi hàng hóa, dịch vụ và tài sản.
Ảnh hưởng của một hệ thống thanh toán yếu kém?
Hệ thống thanh toán yếu kém có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định và năng lực phát triển của nền kinh tế quốc dân và như vậy có thể dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả các nguồn tài chính, chia sẻ rủi ro không công bằng giữa các đại lý, thiệt hại thực tế cho những người tham gia, mất niềm tin vào hệ thống tài chính và việc sử dụng tiền tệ.
Hệ thống thanh toán đã đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại của con người trong một thời gian dài và đang tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong các giao dịch hiện nay. Với sự bùng nổ của xu thế phát triển của thương mại điện tử, hệ thống thanh toán đã thay đổi và thích ứng với xu thế mới này.
Nội dung bài viết:
Bình luận