Hệ thống phòng cháy chữa cháy và quy trình lắp đặt 2022

Hệ thống phòng cháy chữa cháy là hệ thống bao gồm các thiết bị được sử dụng để phát hiện, báo cháy, ngăn chặn kịp thời đám cháy xảy ra, giúp giảm thiểu được tối đa những tổn thất không mong muốn từ người và của. Hệ thống phòng cháy thường được lắp đặt bởi đơn vị chuyên nghiệp, uy tín và được kiểm tra, giám sát chặt chẽ trước khi đưa vào sử dụng. Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Hệ thống phòng cháy chữa cháy và quy trình lắp đặt 2022.

Thiet Bi Phong Chay Chua Chay Nha Trang 1.jpgc Min

Hệ thống phòng cháy chữa cháy và quy trình lắp đặt 2022

1. Hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm những thiết bị gì?

Hệ thống phòng cháy chữa cháy hay còn gọi là hệ thống báo cháy, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát hiện kịp thời đám cháy mới có biểu hiện bùng phát, cảnh báo cho cư dân trong tòa nhà, gửi tin nhắn đến chủ nhà, lực lượng PCCC để ngăn chặn, xử lý kịp thời đám cháy nhỏ.

Hệ thống phòng cháy bao gồm 3 phần chính:

  • Trung tâm hệ thống báo cháy tự động (dạng tủ) gồm: một mainboard điều khiển, các module, một biến thế, một battery.
  • Hệ thống thiết bị đầu vào: Đầu báo (báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa…), công tắc khẩn (nút nhấn khẩn).
  • Hệ thống thiết bị đầu ra: Bảng hiển thị phụ (bàn phím), chuông hệ thống báo động, còi báo động, đèn báo động, đèn exit, bộ quay số điện thoại tự động.

Nếu hệ thống báo cháy thông thường chỉ có khả năng báo cháy cho một khu vực rộng thì hệ thống báo cháy địa chỉ sẽ truyền dẫn tín hiệu từ từng đầu báo riêng biệt về đến trung tâm điều khiển, để phát hiện điểm gây cháy chính xác, cụ thể. Với tính năng kỹ thuật cao, hệ thống báo cháy địa chỉ dùng để lắp đặt tại các công trình lớn, được chia ra làm từng điểm độc lập.

Hiện nay, việc thiết kế, trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy là yêu cầu bắt buộc đối với mọi công trình xây dựng, giúp bảo đảm an toàn về tính mạng cũng như tài sản của mọi người trước những nguy cơ hỏa hoạn không thể lường trước. Để phát huy những công dụng tối đa của hệ thống phòng cháy, bên cạnh việc đảm bảo nguyên tắc khi lắp đặt, thường xuyên bảo dưỡng thì việc chọn lựa cho mình đơn vị cung cấp, thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy uy tín, chất lượng luôn là ưu tiên hàng đầu.

2. Giai đoạn chuẩn bị trong quy trình lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy

Trước khi tiến hành thực hiện một công việc gì; lên kế hoạch, vạch ra các nội dung cần thực hiện một cách chi tiết sẽ giúp công việc được thực hiện một cách hiệu quả; rút ngắn thời gian và giảm thiểu các phát sinh ngoài ý muốn. Đối với công việc lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy cũng vậy.

Để chuẩn bị tốt nhất cho quy trình thực hiện việc lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy; chủ đầu tư, người quản lý công trình xây dựng phải chuẩn bị những nội dung sau:

2.1. Thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy

Thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc lắp đặt. Đó là cơ sở để tiến hành công việc lắp đặt. Bản vẽ thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy là sản phẩm của quá trình thiết kế; đòi hỏi sự nghiên cứu, tìm tòi và trình độ chuyên môn của đơn vị tư vấn thiết kế. Bản vẽ thiết kế đạt tiêu chuẩn phải phản ánh đầy đủ các loại thiết bị trong hệ thống; sơ đồ mạng lưới, cũng như phản ánh được nguyên lý phòng cháy, chữa cháy của hệ thống.

Nhờ có bản vẽ thiết kế, người thi công, lắp đặt có thể hình dung ra các công việc cần phải làm; ví dụ như: loại thiết bị nào gắn ở vị trí nào; sử dụng đường ống dẫn có kích thước là bao nhiêu; đầu phun chất chữa cháy có chiều cao bao nhiêu, số lượng đầu phun trong toàn bộ công trình,….

2.2. Thẩm duyệt bản vẽ thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy

Thẩm duyệt bản vẽ thiết kế là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành đánh giá chất lượng, tính kĩ thuật và sự phù hợp của một bản vẽ hệ thống phòng cháy, chữa cháy đối với công trình xây dựng. Đây là một nội dung bắt buộc đối với các công trình có nguy hiểm cháy nổ như: chung cư, nhà xưởng, trụ sở, khách sạn, bệnh viện,…; các địa điểm tập trung nhiều người và tài sản nói chung.

2.3. Chuẩn bị các thiết bị cần thiết

Và yếu tố cuối cùng không thể thiếu trong giai đoạn chuẩn bị đó là các loại thiết bị, dụng cụ cần thiết cho quá trình lắp đặt. Các loại thiết bị này phải được chuẩn bị đủ về số lượng; đúng về quy cách và đạt chuẩn về chất lượng theo các tiêu chuẩn kĩ thuật nghiêm ngặt. Trong đó:

– Hệ thống báo cháy tự động được cấu thành từ các bộ phận cơ bản như: trung tâm báo cháy, đầu báo cháy, nút ấn báo cháy, thiết bị báo bằng âm thanh và ánh sáng, các thiết bị liên kết và nguồn điện. Mỗi bộ phận của hệ thống phải đảm bảo có đủ chức năng cơ bản; và phải tích hợp liên kết thành hệ thống báo cháy hoàn chỉnh.

– Hệ thống chữa cháy tự động khá đa dạng, sử dụng những nguyên lý chữa cháy và chất chữa cháy khác nhau. Các bộ phận nói chung chung của một hệ thống chữa cháy tự động thường bao gồm: thiết bị chứa đựng chất chữa cháy (nguồn); hệ thống bơm, hệ thống điện (năng lượng cho vận hành hệ thống), các van, đồng hồ đo áp suất, các ống dẫn nước/ khí/ bọt, đầu phun.

3. Giai đoạn triển khai thực hiện trong quy trình lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy

Nội dung này chính là đề cập đến việc tiến hành các hoạt động nhằm lắp ráp; kết nối các bộ phận thành một hệ thống phòng cháy, chữa cháy hoàn chỉnh.

3.1. Tiến hành lắp đặt

– Đơn vị tiến hành lắp đặt phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định:

Đơn vị tiến hành lắp đặt hệ thống phải có nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, lành nghề; đáp ứng có tiêu chuẩn theo quy định về đơn vị cung cấp dịch vụ về phòng cháy và chữa cháy.

– Thực hiện chính xác các nội dung trong bản vẽ thiết kế: lắp đặt máy móc thiết bị đúng vị trí, sử dụng nguồn nhiên liệu phù hợp, đảm bảo đủ nguồn chất chữa cháy, hệ thống đường ống dẫn chất chữa cháy được hàn xì cẩn thận, chắc chắn; chằng buộc bằng dây cáp phải đảm bảo an toàn tuyệt đối.

– Sau khi lắp đặt phải tiến hành kiểm tra và nghiệm thu hệ thống trước khi đưa vào vận hành.

4. Lưu ý trong quy trình lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy

Khi thiết kế, trang bị hệ thống chữa cháy bằng khí phải tính đến yêu cầu về đảm bảo an toàn cho người; phải có những biện pháp bảo vệ thích hợp để đảm bảo mọi người di chuyển nhanh ra khỏi khu vực nguy hiểm hạn chế người vào khu vực sau khi đã xả khí, trừ khi cần thiết để cấp cứu nhanh người bị nạn; phải đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 6100, TCVN 6101 và TCVN 7161; tính toán thời gian thoát nạn, đảm bảo cho người cuối cùng thoát ra khỏi căn phòng hoặc vùng cần bảo vệ trước khi hệ thống tự động xả chất chữa cháy.

Lối thoát nạn trong nhà, công trình được trang bị hệ thống chữa cháy tự động phải phù hợp với yêu cầu quy định trong các tiêu chuẩn kĩ thuật.

Hệ thống chữa cháy tự động phải có bộ phận điều khiển tự động và bằng tay. Đối với hệ thống chữa cháy bằng nước kiểu vòi phun xối (Drencher); hệ thống chữa cháy bằng hơi nước; hoặc bằng khí cho phép thiết kế điều khiển từ xa và bằng tay.

Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước phải có họng chờ lắp đặt ở ngoài nhà để tiếp nước từ xe bơm; hoặc máy bơm chữa cháy di động.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Hệ thống phòng cháy chữa cháy và quy trình lắp đặt 2022. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo