Hệ số thanh toán nhanh là thước đo lường tiêu chuẩn không còn xa lạ đối với giới làm ăn kinh tế, đầu tư tài chính và hoạt động kinh doanh. Vậy Hệ số thanh toán nhanh là gì? Cách tính như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Hệ số thanh toán nhanh
I. Hệ số thanh toán nhanh là gì?
Hệ số thanh toán nhanh( Quick ratios) là một chỉ số đánh giá vị thế thanh khoản ngắn hạn của một công ty và đo lường khả năng của một công ty trong việc đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn bằng các tài sản có tính thanh khoản cao nhất.
Hệ số thanh toán nhanh đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của một công ty mà không cần bán hàng tồn kho hoặc có thêm nguồn tài chính.
>> Nếu các bạn muốn hiểu thêm về Hệ số thanh toán hiện hành hãy đọc bài viết để biết thêm thông tin chi tiết: Hệ số thanh toán hiện hành
II. Công thức tính hệ số thanh toán nhanh
Công thức để tính toán hệ số thanh toán nhanh là dùng:
Tỷ số thanh khoản = (giá trị tài sản lưu động – giá trị hàng tồn kho)/ giá trị nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán nhanh là một hệ số mang tính khắt khe hơn nhiều so với hệ số thanh toán hiện thời. Do đó mà nó có thể giúp loại trừ được các yếu tố hàng tồn kho nhờ có tính thanh khoản thấp.
III. Tính chất của hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh được nhận định là mang tính chất tương đối khắt khe khi so sánh với hệ số thanh toán hiện thời. Đơn vị hệ số này được được tính theo công thức tài sản lưu động chia cho tổng nợ ngắn hạn. Trong công thức tính toán hệ số thanh toán nhanh đã loại trừ hoàn toàn yếu tố hàng tồn kho. Chính vì vậy, công thức này được sử dụng rất phổ biến trong giới đầu tư tài chính.
Lý do hàng tồn kho không phải là yếu tố thích hợp để đưa vào công thức tính hệ số thanh toán nhanh. Là bởi khả năng chuyển thành tiền mặt dễ dàng, tương tự đối với các chi phí trả trước cũng như vậy.
IV. Ý nghĩa của hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh
Khi đã hiểu được hệ số thanh toán nhanh là gì. Người ta sẽ suy ra rằng hệ số thanh toán nhanh là thước đo mà thông qua đó có thể đọc được tình trạng tài chính ngắn hạn của một doanh nghiệp. Hay nói cách khác, hệ số này là đơn vị thể hiện tiềm năng lành mạnh của doanh nghiệp bất kì.
Khi hệ số thanh toán nhanh càng cao đồng nghĩa với khả năng thanh toán công nợ càng lớn và ngược lại. Hệ số thanh toán nhanh đạt chỉ số bao nhiêu là tốt? Trên thực tế, hệ số này sẽ nằm ở 2 khoảng giá trị sau:
1. Khả năng thanh toán nhanh > 1
Khi hệ số lớn hơn hoặc bằng 1 thể hiện cho khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp nằm ở mức cao. Trong tình trạng này, đa số doanh nghiệp không gặp phải vấn đề trong việc thanh toán luôn các khoản nợ ngắn hạn.
2. Khả năng thanh toán nhanh < 1
Ngược lại, khi hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 đồng nghĩa với khả năng thanh toán toàn bộ khoản nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn của doanh nghiệp là không thể. Hay nói chính xác hơn, doanh nghiệp sẽ gặp vấn đề trong việc thanh toán nhanh chóng các khoản nợ ngắn hạn.
Trong nhận định tài chính, khi hệ số thanh toán nhanh thu được có giá trị nhỏ hơn hệ số thanh toán hiện thời nhiều lần. Điều này thể hiện rằng tài sản ngắn hạn phụ thuộc nhiều vào hàng tồn kho. Những trường hợp như vậy thường đi kèm tình trạng tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn rất thấp.
Với tỉ lệ nhỏ hơn 1, một hệ quả tất yếu là doanh nghiệp sẽ đi tới con đường phá sản vì có nhiều cách huy động vốn cho việc trả nợ. Xét về khía cạnh khác, khi hệ số thanh toán nhanh quá cao, vốn bằng tiền quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng vòng quay vốn lưu động rơi xuống mức thấp, kéo theo sự sụt giảm về hiệu quả trong việc sử dụng vốn.
V. Lưu ý về hệ số thanh toán nhanh
1. Không biểu hiện khả năng thanh toán ngoài tiền mặt
Hệ số thanh toán nhanh không thể hiện năng lực thanh toán không sử dụng tiền mặt của doanh nghiệp trong việc chi trả cho các khoản vay ngắn hạn. Đồng nghĩa với việc chưa xét đến trường hợp doanh nghiệp sẽ dùng một lượng hàng hóa đang có mức cầu cao trên thị trường, có thể bán được luôn hoặc xuất đối lưu.
Chính vì nguyên nhân này, sẽ là không thực tế khi lượng tiền không nhiều, các khoản đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp không tồn tại. Nhưng lượng hàng hóa thành phẩm tồn kho lại có giá trị cung ứng ngay bất kỳ lúc nào mà có thể đi đến kết luận rằng doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Nhiều khoản nợ ngắn hạn có thể lớn, nhưng chưa đến hạn trả mà doanh nghiệp bị buộc phải trả nợ ngay. Trong khi tồn tại nhiều khoản nợ dài hạn và nợ khác phải trả, đã quá hạn trả lại không được tính tới.
2. Kết hợp hệ số thanh toán với nhau để có được kết quả hợp lý
Cần biết kết hợp các hệ số thanh toán với nhau nếu muốn sử dụng hệ số thanh toán nhanh hợp lí. Hơn nữa, còn cần so sánh giữa các hệ số thanh toán nhanh trong những năm khác nhau để nhận diện xu hướng biến động thị trường.
Trên đây là các quy định về Hệ số thanh toán nhanh mà ACC muốn đem đến cho quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

Hệ số thanh toán nhanh
VI. Mọi người cũng hỏi
1. Hệ số thanh toán nhanh là gì?
Hệ số thanh toán nhanh (hoặc P/E ratio, viết tắt từ Price-to-Earnings ratio) là một chỉ số tài chính thường được sử dụng để đánh giá giá trị của một công ty trên thị trường chứng khoán. Nó được tính bằng cách chia giá cổ phiếu của công ty cho lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS).
2. Cách tính hệ số thanh toán nhanh?
Hệ số thanh toán nhanh được tính bằng cách chia giá cổ phiếu hiện tại của công ty cho EPS (lợi nhuận trên cổ phiếu) của công ty. Công thức là:
Hệ số thanh toán nhanh = Giá cổ phiếu / EPS
3. Ý nghĩa của hệ số thanh toán nhanh là gì?
Hệ số thanh toán nhanh thể hiện giá trị mà thị trường đang trả cho mỗi đơn vị lợi nhuận của công ty. Nó được sử dụng để đánh giá liệu một cổ phiếu có đang được định giá cao hay thấp so với khả năng sinh lời của công ty. Hệ số cao có thể cho thấy một cổ phiếu đang định giá quá cao, trong khi hệ số thấp có thể cho thấy cơ hội đầu tư.
Nội dung bài viết:
Bình luận