HĐ Trao Đổi Tài Sản Có Đồng Nhất Với HĐ Mua Bán Hay Không? 2024

Theo quy định tại khoản 1 Điều 455 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau.”  Theo quy định tại Điều 430 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.” Như vậy, Bộ luật Dân sự đã có quy định cụ thể về hợp đồng nên Hợp đồng trao đổi tài sản không đồng nhất với hợp đồng mua bán.

HĐ Trao Đổi Tài Sản Có Đồng Nhất Với HĐ Mua Bán Hay Không?
HĐ Trao Đổi Tài Sản Có Đồng Nhất Với HĐ Mua Bán Hay Không?

1. Hình thức hợp đồng

Hợp đồng trao đổi tài sản:

  • Theo quy định tại khoản 2 Điều 455 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “ Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định.”
  • Theo quy định trên thì Hợp đồng trao đổi tài lập thành văn bản, trong trường hợp nếu pháp luật có quy định thì hợp đồng đó phải được công chứng, chứng thực

2. Đối tượng của hợp đồng

  • Đối tượng của hợp đồng trao đổi rất đa dạng, phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên, đối tượng có thể là vật cùng loại, vật không cùng loại. Tuy nhiên trong thực tế, đối tượng của hợp đồng trao đổi tài sản thường là vật cùng loại, có thể là động sản hoặc bất động sản.
  • Đối tượng hợp đồng mua bán theo quy định tại khoản 1 Điều 432 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “Tài sản được quy định tại Bộ luật này đều có thể là đối tượng của hợp đồng mua bán. Trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị hạn chế chuyển nhượng thì tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phải phù hợp với các quy định đó.”

3. Về hình thức

  • Hình thức của hợp đòng trao đổi tài sản
    • Theo quy định tại khoản 2 Điều 455 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “ Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định.”
    • Theo quy định trên thì Hợp đồng trao đổi tài lập thành văn bản, trong trường hợp nếu pháp luật có quy định thì hợp đồng đó phải được công chứng, chứng thực.
  • Hình thức của mua bán: có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản, ví dụ như HĐ mua bán hàng hóa quốc tế- phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, telex, fax hay thông điệp dữ liệu.

4. Mẫu hợp đồng trao đổi tài sản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG TRAO ĐỔI TÀI SẢN

Số: … /2020/HĐTĐTS

Căn cứ Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;

Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005;

Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên trong hợp đồng;

Hôm nay, ngày … tháng … năm 2020, tại …, chúng tôi gồm có:

Bên A:

Họ và tên: …

Năm sinh: …/ …/ …

Chứng minh nhân dân số …, ngày cấp …/ …/ …, nơi cấp: …

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …

Chỗ ở hiện tại: …

Điện thoại: …

Email: …

Bên B:

Tên tổ chức: …

Địa chỉ trụ sở: …

Mã số doanh nghiệp: …

Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …

Chức vụ: …

Điện thoại: …

Email: …

Hai bên thỏa thuận và đồng ý ký kết hợp đồng trao đổi tài sản với các điều khoản như sau:

Điều 1. Đối tượng của hợp đồng  

  1. Tài sản trao đổi của bên A:

Tên tài sản: …

Chủng loại tài sản: …

Số lượng tài sản: …

Chất lượng của tài sản: …

  1. Tài sản trao đổi của bên B:

Tên tài sản: …

Chủng loại tài sản: …

Số lượng tài sản: …

Chất lượng của tài sản: …

Điều 2. Giá trị, giá trị chênh lệch và phương thức thanh toán tài sản trao đổi   

  1. Giá trị tài sản trao đổi:

Giá trị tài sản của bên A nêu tại Điều 1 của hợp đồng này là: … đồng (Bằng chữ: … đồng).

Giá trị tài sản của bên B nêu tại Điều 1 của hợp đồng này là: … đồng (Bằng chữ: … đồng).

 (Bên A và bên B thực hiện thoả thuận và xác định giá trị tài sản của mỗi bên theo quy định của pháp luật).

Giá trị chênh lệch của tài sản trao đổi của bên A và bên B (nếu có) là: … đồng (Bằng chữ: … đồng).

  1. Phương thức thanh toán:

Bên A giao tài sản trao đổi của bên A cho bên B và nhận tài sản trao đổi của bên B và phần giá trị chênh lệch của tài sản trao đổi của bên A và bên B (nếu có).

Bên B giao tài sản trao đổi của bên B cho bên A và nhận tài sản trao đổi của bên A và phần giá trị chênh lệch của tài sản trao đổi của bên A và bên B (nếu có).

 (Bên A và bên B căn cứ vào giá trị tài sản trao đổi của mỗi bên, giá trị chênh lệch (nếu có) để thoả thuận và ghi các nội dung cụ thể về phương thức thanh toán vào trong hợp đồng này).

  1. Thời hạn thanh toán:

Bên A giao tài sản trao đổi của bên A cho bên B vào ngày …/ …/ …; và thanh toán giá trị chênh lệch của tải sản trao đổi (nếu có) cho bên B trước ngày …/ …/ … với số tiền là: … đồng (Bằng chữ: … đồng).

Bên B giao tài sản trao đổi của bên B cho bên A vào ngày …/ …/ …; và thanh toán giá trị chênh lệch của tải sản trao đổi (nếu có) cho bên A trước ngày …/ …/ … với số tiền là: … đồng (Bằng chữ: … đồng).

 (Bên A và bên B căn cứ vào giá trị của tài sản trao đổi để thoả thuận và ghi các nội dung cụ thể về thời hạn thanh toán vào trong hợp đồng này).

Điều 3. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng trao đổi tài sản

  1. Thời hạn thực hiện hợp đồng trao đổi tài sản:

Hợp đồng này được thực hiện kể từ ngày bên A và bên B ký kết và chấm dứt khi bên A và bên B hoàn thành các nghĩa vụ về trao đổi tài sản cho nhau, đồng thời bên A hoặc B hoàn thành các nghĩa vụ về thanh toán giá trị chênh lệch của tài sản trao đổi cho bên A hoặc bên B theo quy định tại hợp đồng này.

Thời hạn bên A và bên B trao đổi tài sản và thanh toán giá trị chênh lệch của tài sản cho nhau được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 của hợp đồng này.

(Bên A và bên B có thể thoả thuận các nội dung khác về thời hạn thực hiện hợp đồng trao đổi tài sản và ghi cụ thể vào trong hợp đồng này).

  1. Địa điểm trao đổi tài sản:

Bên A giao tài sản trao đổi của bên A cho bên B tại: …

Bên B giao tài sản trao đổi của bên B cho bên A tại: …

(Bên A và bên B có thể thoả thuận các nội dung khác về địa điểm trao đổi tài sản và ghi cụ thể vào trong hợp đồng này).

  1. Phương thức trao đổi tài sản:

Bên A giao tài sản trao đổi của bên A cho bên B nhận một lần.

Bên B giao tài sản trao đổi của bên B cho bên A nhận một lần.

 (Hoặc tài sản trao đổi sẽ được bên A và bên B giao nhận cho nhau theo một phương thức cụ thể khác do bên A và bên B thỏa thuận và ghi cụ thể vào trong hợp đồng này)

Điều 4. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên

  1. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của giao tài sản trao đổi:

- Giao tài sản trao đổi theo quy định tại Điều 1 của hợp đồng này và giấy tờ về quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản (nếu có) cho bên nhận tài sản trao đổi theo quy định tại Điều 3 hợp đồng này.

- Thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản cho bên nhận tài sản trao đổi theo quy định của pháp luật (nếu có).

- Cung cấp thông tin cần thiết về tài sản và hướng dẫn cách sử dụng tài sản đó cho bên nhận tài sản trao đổi;

- Các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

  1. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của bên nhận tài sản trao đổi:

- Thanh toán tiền chênh lệch của tài sản trao đổi cho bên giao tài sản trao đổi theo đúng quy định tại Điều 3 hợp đồng này;

- Yêu cầu bên giao tài sản trao đổi sửa chữa tài sản không phải trả tiền đối với tài sản có khuyết tật hoặc trả lại tài sản và lấy lại tiền trong thời hạn bảo hành;

- Các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

Điều 5. Cam đoan của các bên

  1. Bên giao tài sản trao đổi cam đoan:

- Thông tin về tài sản trao đổi đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;

- Tài sản thuộc trường hợp được trao đổi tài sản theo quy định của pháp luật;

- Tại thời điểm giao kết hợp đồng này: Tài sản trao đổi không có tranh chấp; Tài sản trao đổi không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

- Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

- Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận ghi trong hợp đồng này.

  1. Bên nhận tài sản trao đổi cam đoan:

- Những thông tin về bên nhân tài sản trao đổi đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;

- Đã xem xét kỹ, biết rõ về tài sản nêu tại Điều 1 của hợp đồng này và các giấy tờ về quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản (nếu có);

- Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

- Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng này.

Điều 6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

  1. Tiền lãi do chậm thanh toán: Trường hợp bên A hoặc bên B không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.
  2. Bồi thường thiệt hại: Bên vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho bên bị vi phạm (nếu có).
  3. Phạt vi phạm hợp đồng: Bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền bằng 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm cho bên bị vi phạm.

Điều 7. Các thoả thuận khác

Hợp đồng này được mặc nhiên chấm dứt và thanh lý khi bên A và bên B hoàn thành các nghĩa vụ về trao đổi tài sản cho nhau, đồng thời bên A và bên B hoàn thành các nghĩa vụ về thanh toán cho nhau theo quy định tại hợp đồng này.

Bên A và bên B đồng ý thực hiện theo đúng các điều khoản trong hợp đồng này và không nêu thêm điều kiện gì khác.

Hợp đồng này được lập thành 02 bản và có giá trị pháp lý như nhau và được giao cho bên A 01 bản, bên B 01 bản./.

BÊN A                                                                                               BÊN B

Ký và ghi rõ họ tên                                                                          Ký và ghi rõ họ tên

5. Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ của ACC

ACC với đội ngũ chuyên gia tư vấn pháp luật có kinh nghiệm dày dặn, kiến thức chuyên sâu, đảm bảo năng lực giải quyết triệt để các vướng mắc về pháp luật liên quan đến doanh nghiệp. Chúng tôi mong muốn đem đến cho khách hàng dịch vụ tư vấn một cách chuyên nghiệp và hiệu quả nhất

Đội ngũ luật sư có kinh nghiệm xử lý các vụ án, vụ việc tranh chấp là yếu tố quan trọng giúp cho mỗi luật sư phát hiện được những lỗ hổng trong những điều khoản đã xây dựng của hợp đồng;

Do vậy, việc sử dụng luật sư để xây dựng và rà soát hợp đồng là điều tối quan trọng. Kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của mỗi luật sư sẽ là thước đo chuẩn mực cho hoạt động tư vấn và soạn thảo hợp đồng

 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (243 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo