Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được cấu thành bởi các mặt chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, khách quan, hậu quả pháp lý và mối quan hệ nhân quả của hành vi với hậu quả pháp lý theo quy định của pháp luật hình sự. Bài viết dưới đây ACC sẽ đề cập đến Hậu quả pháp lý của tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản, cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết cơ bản về vấn đề trên.
Hậu quả pháp lý tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản
1/ Cơ sở pháp lý
- Điều 174 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017
2/ Hậu quả pháp lý của tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản
- Hậu quả pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Khoản 1 của điều luật quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, còn nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại. Lúc này mới cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng không vì thế mà cho rằng, phải có thiệt hại về tài sản (người phạm tội chiếm đoạt được tài sản) thì mới cấu thành tội phạm.
- Đối với những trường hợp người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc rất lớn như ôtô, xe máy, máy tính xách tay, đồng hồ đắt tiền hoặc tài sản khác có giá trị hàng chục triệu đồng trở lên, thì dù người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản vẫn bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, là phạm tội trong trường hợp phạm tội chưa đạt hoặc chuẩn bị phạm tội tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Khi nói đến tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bạn cần đặc biệt quan tâm đến hậu quả pháp lý mà hành vi phạm tội đó gây ra cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội đó với hậu quả pháp lý xảy ra. Việc xác định đúng sẽ giúp bạn nhận định đúng mức độ của hành vi, áp dụng đúng khung hình phạt.
3/ Câu hỏi có liên quan
3.1/ Khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì trình báo tại cơ quan nào?
Căn cứ vào Điều 144, Điều 145 và Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định thì khi nhận thấy mình bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bạn có thể làm đơn tố giác đến các cơ quan điều tra nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) cấp quận, huyện, thị xã, viện kiểm sát các cấp; Tòa án hoặc các cơ quan khác tại nơi phát hiện tội phạm, xảy ra tội phạm hoặc nơi cư trú của người có hành vi phạm tội.
Xem thêm tại bài viết: Thủ tục trình báo công an khi bị lừa đảo
3.2/ Hình thức tố giác hình sự khi bị lừa đảo chiếm đoạt tiền
Cá nhân có thể tố giác hình sự khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng những hình thức sau đây:
- Bằng miệng (trực tiếp đến tố giác hoặc báo tin qua điện thoại tới cơ quan có thẩm quyền);
- Bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính (bưu điện) tới cơ quan có thẩm quyền)
Khi tố giác về tội phạm tới cơ quan có thẩm quyền, cá nhân cần cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và trình bày rõ những hiểu biết của mình liên quan đến tội phạm mà mình tố giác.
3.3/ Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có áp dụng khung hình phạt tử hình không?
Căn cứ vào Điều 174 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì mức hình phạt cao nhất là tù chung thân, không có hình phật tử hình cho tội phạm trên.
Bài viết trên là toàn bộ ý kiến của Luật ACC về vấn đề Hậu quả pháp lý của tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản muốn thông tin đến bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé.
Nội dung bài viết:
Bình luận