Trong quá trình sản xuất, chúng ta luôn muốn sử dụng những nguyên vật liệu chất lượng để tạo ra sản phẩm có giá trị lâu bền. Việc này thực tế đã mang lại lợi ích rằng tài sản vật chất được tạo ra có tuổi đời dài hơn. Tuy nhiên, rồi sẽ đến lúc nào đó, những vật tưởng chừng rất bền ấy cũng sẽ phải hư hỏng, hết giá trị sử dụng. Có thể nói chúng đang hao mòn hữu hình. Vậy hao mòn hữu hình là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu với bài viết dưới đây.
Hao mòn hữu hình
1. Khái niệm
Hao mòn hữu hình là sự thay đổi về vật lý như bị hỏng, có sự han gỉ, gãy vỡ của tài sản, sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định, trong quá trình sử dụng hoặc bảo quản. Về giá trị đó là sự giảm sút về chất lượng, tính năng kỹ thuật ban đầu và cuối cùng không còn sử dụng được nữa.
2. Đặc điểm của hao mòn hữu hình
- Đối với các tài sản cố định vô hình, hao mòn hữu hình chỉ thể hiện ở sự hao mòn về mặt giá trị.
- Tùy theo mức độ hao mòn hữu hình, giá trị của tài sản sẽ tỉ lệ thuận với sự khấu hao. Tiền trích khấu hao này được dùng để phục hồi hoàn toàn hay một phần, đổi mới và hiện đại hóa tài sản cố định.
- Thời gian hao mòn hữu hình là một căn cứ quyết định độ dài của thời kì khấu hao và định mức trích khấu hao.
- Các nhân tố gây ra hao mòn hữu hình có thể giảm đi đáng kể nếu sử dụng hợp lý và bảo quản tốt tài sản cố định, đặc biệt là khi đưa chúng vào sản xuất, tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc sử dụng.
- Muốn khôi phục lại giá trị sử dụng phải tiến hành sửa chữa, thay thế.
3. Nguyên nhân gây ra hao mòn hữu hình
- Do bị ảnh hưởng bởi các lực lượng tự nhiên hoặc do ma sát, tải trọng, nhiệt độ, hóa chất,…
- Nguyên nhân và mức độ hao mòn hữu hình trước hết phụ thuộc vào các nhân tốc trong quá trình sử dụng tài sản cố định như thời gian, cường độ sử dụng, việc chấp hành các quy phạm kỹ thuật trong sử dụng và bảo dưỡng tài sản cố định.
- Mức độ hao mòn hữu hình còn phụ thuộc vào chất lượng chế tạo tài sản cố định. Ví dụ như, chất lượng nguyên vật liệu được sử dụng; trình độ kỹ thuật, công nghệ chế tạo.
4. Các loại tài sản cố định không phải tính hao mòn, khấu hao
Căn cứ vào Khoản 3, Điều 12 Thông tư 45/2018/TT-BTC quy định chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định:
- Quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản quy định tại Điều 100 Nghị định 151/2017/NĐ-CP;
- Tài sản cố định đang thuê sử dụng;
- Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước;
- Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được;
- Các tài sản cố định chưa tính hết hao mòn hoặc chưa khấu hao hết giá trị nhưng đã hỏng không tiếp tục sử dụng được,…
5. Câu hỏi liên quan thường gặp
5.1 Tài sản cố định là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC. Tài sản cố định được chia ra một số loại, trong đó kể đến hai loại phổ biến nhất:
(i) tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,… do bị ảnh hưởng bởi các lực lượng tự nhiên như ma sát, tải trọng, nhiệt độ, hóa chất,…
(ii) tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chỉ phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả.
Ngoài ra còn có tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố định tương tự.
5.2 Hao mòn vô hình là gì?
Là mất giá trị do tiến bộ kỹ thuật dẫn đến tăng năng suất lao động. Có hai hình thức của hao mòn vô hình: giảm giá trị máy móc cùng cấu trúc và máy móc cũ bị máy móc mới có năng suất cao hơn thay thế.
5.3 Tài sản hữu hình là gì?
Là tài sản có giá trị tiền tệ hữu hạn và thường là ở dạng vật chất. Tài sản hữu hình có giá trị trao đổi giao dịch khác với tài sản vô hình – loại tài sản có giá trị lý thuyết.
Đây là khái niệm và đặc điểm của hao mòn hữu hình. Ngoài ra, còn có một số khái niệm liên quan để quý bạn đọc có thể hình dung rõ ràng hơn. Nếu bạn đọc vẫn có những thắc mắc về vấn đề này hoặc quan tâm đến các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ website: accgroup.vn.
Nội dung bài viết:
Bình luận