Hành vi vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Vậy Các hành vi không hành động mà vi phạm pháp luật là gì? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Các hành vi không hành động mà vi phạm pháp luật
1. Hành vi vi phạm pháp luật là gì?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, không hành động cũng có thể cấu thành vi phạm pháp luật trong một số trường hợp nhất định.
Hành vi vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
2. Đặc điểm của các hành vi không hành động vi phạm pháp luật:
Bên vi phạm có nghĩa vụ pháp lý phải hành động: Nghĩa vụ này được quy định trong văn bản pháp luật hoặc do thỏa thuận hợp pháp giữa các bên.
Bên vi phạm không thực hiện hành động theo nghĩa vụ pháp lý: Bên vi phạm có thể do cố ý hoặc do vô ý, nhưng không có lý do chính đáng để không thực hiện hành động.
Hành vi không hành động gây ra hậu quả pháp lý: Hậu quả này có thể thiệt hại về tài sản, tinh thần hoặc ảnh hưởng đến trật tự xã hội.
3. Quy định về hành vi không hành động mà vi phạm pháp luật
Ví dụ điển hình nhất về hành vi không hành động mà vi phạm pháp luật là hành vi không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là hành vi thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, tội danh này được quy định tại Điều 132 Bộ luật hình sự 2015
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Quy định về hành vi không hành động mà vi phạm pháp luật
Cấu thành tội phạm của Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
- Khách thể: xâm phạm vào tính mạng của người khác
- Mặt khách quan: là hành vi không cứu giúp người khác khi thấy người đó đang ở trong tình trạng nguy hiểm. Tội phạm thực hiện bằng hành vi không hành động, người phạm tội biết người khác đang trong tình trang nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cứu giúp ngay thì hậu quả chết người có thể xảy ra.
+ Cách thức mà chủ thể biết được tình trạng nguy hiểm của nạn nhân có thể do nhìn thấy nghe thấy hay cảm nhận được tín hiệu về tình trạng nguy hiểm đối với nạn nhân hoặc biết được nguồn đó từ một nguồn khác ( Nghe người khác nói)
+ Dấu hiệu bắt buộc liên quan đến hành vi không cứu giúp nạn nhân của chủ thể phải gắn liền với việc người đó có điều kiện cứu giúp nạn nhân. Trong trường hợp cụ thể đó, chủ thể có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện hành vi cứu giúp nạn nhân và việc thực hiện hành vi này không gây nguy hiểm cho chủ thể. Hậu quả nạn nhân chết là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
+ Trường hợp người có điều kiện cứu giúp và đã cố gắng thực hiện hành vi cứu giúp nạn nhân nhưng hành vi mà họ thực hiện không phù hợp hoặc không có hiệu quả hoặc trường hợp tuy người đó không cứu giúp nạn nhân nhưng vì một nguyên nhân nào đó nạn nhân không chết (VD nạn nhân được người khác cứu giúp) thì không cấu thành tội này.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý gián tiếp
- Chủ thể: bất kì ngưuòi nào là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi.
4. Ví dụ về các hành vi không hành động vi phạm pháp luật:
VD 1. Bác sĩ không cấp cứu cho bệnh nhân khi có đủ điều kiện: Bác sĩ có nghĩa vụ pháp lý cấp cứu cho bệnh nhân trong trường hợp khẩn cấp. Nếu bác sĩ không cấp cứu mà dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về hành nghề y.
VD 2. Cha mẹ không nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ: Cha mẹ có nghĩa vụ pháp lý nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ. Nếu cha mẹ bỏ bê, không nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ dẫn đến con nhỏ bị tổn hại về sức khỏe, tinh thần thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
VD 3. Người phát hiện tội phạm không tố giác cho cơ quan chức năng: Người phát hiện tội phạm có nghĩa vụ pháp lý tố giác cho cơ quan chức năng. Nếu người phát hiện tội phạm không tố giác mà dẫn đến hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.
Lưu ý:
- Không phải tất cả các hành vi không hành động đều vi phạm pháp luật. Chỉ những hành vi có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm hoặc vi phạm hành chính mới bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Mức độ xử lý đối với các hành vi không hành động vi phạm pháp luật sẽ phụ thuộc vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi và hậu quả gây ra.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Các hành vi không hành động mà vi phạm pháp luật do Luật ACC cung cấp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận