Thiếu nợ không trả là trường hợp khá phổ biến. Đây là việc đến kỳ hạn trả nợ nhưng không trả vì không đủ khả năng chi trả hay có điều kiện trả nhưng không trả với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Mời bạn tham khảo bài viết sau để biết thêm về: Hành vi quỵt tiền gia sư bị xử lý thế nào?
Hành vi quỵt tiền gia sư bị xử lý thế nào?
1/ Vỡ nợ không đủ khả năng chi trả có phạm tội không?
Thứ nhất, xét về giao dịch vay nợ giữa bên vay và bên cho vay.
Trường hợp không có giấy tờ giao dịch giữa các bên, để có thể đòi lại được tiền nếu chứng minh được sự tồn tại của giao dịch vay nợ trên thực tế qua email, tin nhắn, người làm chứng cho việc vay tiền giữa các bên. Trường hợp này,việc trả nợ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên liên quan.
Trường hợp giao dịch vay nợ được chứng minh bằng hợp đồng vay tài sản thì bên vay có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đúng hạn như đã thỏa thuận trong hợp đồng theo quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015.
Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì:
- Bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.
- Mức lãi suất được tính trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;
- Trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất 10%/năm tương ứng với khoản vay chậm trả.
- Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thứ hai, xét về trách nhiệm hình sự.
Việc vỡ nợ không đủ khả năng chi trả hoặc chậm trả nợ chưa đủ yếu tố để cấu thành bất kỳ tội phạm nào được quy định tại Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015.
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
2/ Nợ bao nhiêu tiền thì bị phạt tù?
Đi tù do thiếu nợ không trả
Tùy thuộc vào tính chất và giá trị khoản vay mà việc thiếu nợ hay trốn tránh trách nhiệm trả nợ khi đến hạn có đủ yếu tố cấu thành có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 hoặc tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015.
Hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 của Bộ luật này có thể hiểu là việc người nào đó vay, mượn, thuê tài sản của người khác thông qua các hình thức hợp đồng sau đó:
- Dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời hạn trả nợ có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.
- Đã sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
- Thực hiện những hành vi trên có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp; lợi dụng chức vụ quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan tổ chức; dùng thủ đoạn xảo quyệt; gây ảnh hưởng xấu tới an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Mức hình phạt tương ứng với trị giá của khoản vay:
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với khoản vay:
- Trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
- Dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được áp dụng cho những trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết sau:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Tái phạm nguy hiểm.
Phạt từ 05 năm đến 12 năm nếu chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
3/ Đi tù có được xóa nợ không?
Bị kiện do thiếu nợ không trả
- Trên thực tế có nhiều trường hợp bên vay chưa hoàn thành nghĩa vụ trả nợ nhưng phải đi tù. Vậy câu hỏi đặt ra bên vay có được xóa nợ nếu đi tù không?
- Trong trường hợp này bên vay có thể thỏa thuận với bên cho vay để hoãn thực hiện nghĩa vụ trả nợ đến khi thi hành án kết thúc và phải được bên cho vay đồng ý theo quy định tại Điều 354 bộ luật Dân sự 2015.
- Ngoài ra, bên vay nợ có thể ủy quyền cho bên thứ ba để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho mình theo quy định tại Điều 283 Bộ luật Dân sự 2015.
- Như vậy, dù phải chấp hành hình phạt tù thì bên vay nợ vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, tự mình trả nợ hoặc thông qua bên thứ ba.
4/ Hành vi quỵt tiền gia sư bị xử lý thế nào?
Trường hợp trên, trước tiên nên xem lại hợp đồng mà mình đã kí với phụ huynh hoặc hợp đồng đã kí với bên trung gian là trung tâm gia sư khi nhận công việc này. Hợp đồng nêu rõ yêu cầu, thỏa thuận của bên gia đình đối với bạn như thế nào. Giả định hợp đồng ghi rõ tiền lương được trả theo hiệu quả và chất lượng công việc và bên gia đình chứng minh được lỗi của bạn dẫn đến kết quả học tập không tốt của học sinh thì theo Điều 98 Luật lao động năm 2012 bạn không được trả lương.
Điều 98. Tiền lương ngừng việc
Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Trường hợp hợp đồng không có điều khoản quy định tiền lương được trả theo hiệu quả công việc và trong quá trình dạy học bạn luôn đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của bên gia sư trong hợp đồng đề ra thì bạn có quyền được trả lương đầy đủ và đúng thời hạn theo Điều 96 Bộ luật lao động năm 2012.
Điều 96. Nguyên tắc trả lương
Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.
Nếu bên gia đình kia vẫn cố ý không trả tiền lương, bạn có thể tố cáo về hành vi quỵt lương của bên sử dụng lao động. Căn cứ vào Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì gia đình thuê bạn gia sư có thể bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng.
Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương
……..
3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật lao động; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động; khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật lao động; trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Trên đây là một số thông tin về Hành vi quỵt tiền gia sư bị xử lý thế nào? - Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp... hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận