Hành vi khách quan là gì? (cập nhật 2024)

Khái niệm tội phạm và cấu thành tội phạm vẫn thường bị nhiều người nhầm lẫn. Việc nắm bắt được định nghĩa cũng như hiểu rõ cấu thành tội phạm có ý nghĩa lớn trong định tội cho tội phạm khi nó xảy ra và để phân biệt các loại tội phạm với nhau. Muốn xác định được tội để truy cứu trách nhiệm hình sự phải nắm vững cấu thành tội phạm. Trong cấu thành tội phạm, cụ thể là mặt khách quan của tội phạm, mà trong đó hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản. Những biểu hiện khác của mặt khách quan tội phạm chỉ có ý nghĩa khi có hành vi khách quan. Vậy hành vi khách quan là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu với bài viết dưới đây.
Hành Vi Khách Quan
Hành vi khách quan

1. Khái niệm

Hành vi khách quan được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm. Các nhà lý luận Luật hình sự trước đây vẫn đồng nhất hành vi khách quan là mặt khách quan của tội phạm. Còn Lý luận hình sự Việt Nam hiện hành xem hành vi khách quan của tội phạm là sự thống nhất giữa các yếu tố khách quan và chủ quan, theo một nghĩa hẹp hơn hành vi khách quan là những biểu hiện của con người ra thế giới qua những hình thức cụ thể nhằm đạt những mục đích đã định trước.

2. Đặc điểm hành vi khách quan

  • Là những hành vi được biểu hiện ra bên ngoài
  • Hành vi khách quan luôn gắn liền với những biểu hiện của mặt chủ quan như lỗi, mục đích, động cơ phạm tôi.
  • Phải có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Đây là đặc điểm cơ bản của dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm, có vai trò phân việt giữa hành vi phạm tội với hành vi khác. Tính nguy hiểm được thể hiện ở chỗ hành vi đó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ.
  • Hành vi khách quan là hoạt động có ý thức và ý chí. Không phải tất cả biểu hiện ra bên ngoài của con người đều được xem là hành vi khách quan, nếu nó không được ý thức kiểm soát và không có ý chí của người thực hiện trong đó. Ví dụ, khi con người trong trạng thái kích động mạnh họ sẽ có những hành vi cáu gắt, bốc đồng và bạo lực. Dù rằng trong thực tế thiệt hại có thể xảy ra, người khác bị xâm phạm sức khỏe, tính mạng nhưng đó không phải là kết quả hoạt động ý chí của chính họ mà là do có tác động từ bên ngoài.
  • Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự. Nếu đã là hành vi khách quan của bất cứ tội phạm nào cũng đều được quy định trong Luật Hình sự. Do đó, hành vi phạm tội phải bắt buộc trái pháp luật hình sự.

3. Tại sao phải xác định hành vi khách quan

  • Không có hành vi khách quan thì không có tội phạm. Hành vi khách quan của tội phạm là yếu tố quan trọng nhất của mặt khách quan của tội phạm, không có hành vi thì những yếu tố khác như hậu quả, phương tiện, công cụ, phương pháp phạm tội trở nên vô nghĩa.
  • Có ý nghĩa ảnh hưởng đến yếu tố lỗi. Bởi lẽ những biểu hiện của con người sẽ được ý thức kiểm soát và ý chí điều khiển, chỉ khi có hành vi nguy hiểm được được thực hiện thì vấn đề lỗi mới được đặt ra.

4. Các dạng biểu hiện của hành vi khách quan

Hành vi khách quan được biểu hiện thông qua hành động hoặc không hành động
  • Thông qua hành động có các đặc điểm sau:

- Hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động gây hậu quả xấu cho khách thể bằng các thực hiện một việc mà pháp luật hình sự cấm. Ví dụ, dùng súng bắn chết người hoặc là siết cổ người khác.

- Hành động phạm tội là hành vi đơn giản và diễn ra trong thời gian ngắn, như là giật túi xách của người khác, đấm người khác.
- Hành động có thể là tổng hợp nhiều hành vi, lặp đi lặp lại trong một thời gian dài. Chẳng hạn, hành vi đầu độc người khác được thực hiện một cách lén lút, ngấm ngầm qua nhiều bữa ăn cùng với nạn nhân.
- Hành động phạm tội có thể dùng trực tiếp bằng các cơ thể người phạm tội như tay hay thông qua các phương tiện, công cụ hỗ trợ, trong một vài trường hợp thông qua lời nói.
  • Không hành động là hình thức của hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho khách thể của nó khi không thực hiện một việc mà pháp luật yêu cầu hoặc có làm nhưng không đủ mức yêu cầu dù có đầy đủ khả năng để thực hiện. Ví dụ, nghĩa vụ phải cứu giúp người trong trường hợp nguy hiểm đến tính mạng được quy định tại Điều 102 Bộ luật Hình sự hay hành vi không thi hành nghĩa vụ quân sự tại Điều 259 Bộ luật Hình sự.

5. Một số câu hỏi liên quan thường gặp

5.1 Cấu thành tội phạm là gì?

Là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm cụ thể được quy định trong Luật Hình sự. Cấu thành tội phạm có bốn yếu tố: khách thể, chủ thể, khách quan và chủ quan.

5.2 Yếu tố lỗi là gì?

Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nó là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm phản ánh chủ thể đã lựa chọn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi có đủ điều kiện lựa chọn hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

5.3 Theo pháp luật hình sự yếu tố lỗi được xác định như thế nào?

Yếu tố lỗi được xác định khi đủ hai điều kiện sau: Không mắc bệnh tâm thần, các bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi (không bị mất năng lực hành vi) và đạt độ tuổi theo quy định hiện hành.
Trên đây là bài viết liên quan đến hành vi khách quan, đưa ra định nghĩa và khái niệm của hành vi khách quan. Nếu quý bạn đọc có quan tâm đến chủ đề này hoặc cần có sự tư vấn pháp lý vui lòng liên hệ website: accgroup.vn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo