Hành vi bắt cóc là gì? (Cập nhật 2024)

Hiện nay có thể bạn đọc sẽ thắc mắc về khái niệm hay các quy định liên quan đến Hành vi bắt cóc. Để hiểu thêm về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết về Hành vi bắt cóc là gì? (Cập nhật 2023) cùng với ACC:

12 Nhom Thuat Ngu Phap Ly

Hành vi bắt cóc là gì? (Cập nhật 2023)

1. Bắt cóc là gì?

Bắt cóc có thể được xem là hình thức bí mật bắt giữ người trái pháp luật nhằm thực hiện một mục đích hoặc âm mưu nào đó liên quan vấn đề kinh tế hay chính trị.

2. Tội phạm bắt cóc

Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017, người có hành vi bắt cóc trẻ em tùy theo mục đích, tình tiết thực hiện hành vi phạm tội mà có thể cấu thành một trong các tội danh sau đây:

2.1. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi

Căn cứ theo quy định tại Điều 153 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi với mức hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù.

2.2. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Căn cứ theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017, người nào bắt cóc trẻ em làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với mức hình phạt cao nhất lên đến tù chung thân.

2.3. Tội mua bán người dưới 16 tuổi

Căn cứ theo quy định tại Điều 151 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017, người nào thực hiện một trong các hành vi như:

- Chuyển giao hoặc tiếp nhận trẻ em để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo.

- Chuyển giao hoặc tiếp nhận trẻ em để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

- Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp trẻ em để thực hiện 02 hành vi ở trên.

Thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội mua bán người dưới 16 tuổi với mức hình phạt cao nhất lên đến tù chung thân.

2.4. Tội bắt cóc con tin

Căn cứ theo quy định tại Điều 301 Bộ luật Hình sự 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017, người nào bắt, giữ hoặc giam trẻ em làm con tin nhằm cưỡng ép cơ quan, tổ chức, cá nhân … làm hoặc không làm một việc như một điều kiện để thả con tin thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội bắt cóc con tin với mức hình phạt tối đa lên đến 15 năm tù.

3. Các dấu hiệu pháp lý của tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản

3.1. Khách thể của tội phạm

Bắt cóc nhằm CĐTS bao gồm 02 hành vi là bắt cóc và hành vi CĐTS. Do đó, hành vi bắt cóc nhằm CĐTS  không chỉ xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản mà trước khi xâm phạm đến quyền sở hữu, nó đã xâm phạm đến quyền nhân thân của nạn nhân.

3.2. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội là hành vi bắt cóc người khác làm con tin nhằm mục đích CĐTS.

Bắt cóc là hành vi bắt người trái pháp luật. Hành vi bắt người trái pháp luật được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như: dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc bằng những thủ đoạn khác như cho uống thuốc ngủ, thuốc mê, xịt ete, lừa dối… để bắt được người làm con tin. Thủ đoạn bắt cóc không có ý nghĩa trong việc định tội danh, những hành vi bắt cóc người làm con tin lại là đặc trưng cơ bản của tội bắt cóc nhằm CĐTS, bởi lẽ bắt người làm con tin chính là một  thủ đoạn nhằm CĐTS.

Ngoài hành vi bắt cóc người làm con tin, người phạm tội còn có hành vi đe doạ người khác ( cơ quan, tổ chức hoặc người thân của con tin ) nếu không giao nộp tiền hoặc tài sản thì con tin sẽ bị giết, bị đánh đập, hành hạ… Hành vi đe doạ người khác cũng có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như: gọi điện thoại, viết thư, nhắn tin qua người khác hoặc trực tiếp gặp người thân của con tin…

Cùng với việc đe doạ người khác, người phạm tội còn có thể có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc có những hành vi, thủ đoạn khác đối với người bị bắt như: đánh, trói, bắt nhịn ăn, nhịn uống, làm nhục,… Đối với hành vi xâm phạm trực tiếp đến con tin, nếu cấu thành một tội độc lập thì người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng với hành vi xâm phạm.

Hậu quả của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt không phải là yếu tố bắt buộc để định tội, nếu người phạm tội chưa gây ra hậu quả nhưng có ý thức chiếm đoạt và đã thực hiện hành vi bắt cóc người khác làm con tin là tội phạm đã hoàn thành. Tuy nhiên, nếu gây ra hậu quả thì tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt nặng hơn hoặc là tình tiết xem xét khi quyết định hình phạt.

Trường hợp, người phạm tội chưa bắt cóc được người làm con tin vì những lý do khác nhau, thì thuộc trường hợp phạm tội bắt cóc nhằm CĐTS ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội ( chuẩn bị phương tiện, dụng cụ… để bắt cóc nhưng bắt không được).

3.3. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội bắt cóc nhằm CĐTS là người đủ tuổi và đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự.

3.4. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội bắt cóc nhằm CĐTS được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Tức là người phạm tội biết rõ hành vi bắt cóc người làm con tin là trái pháp luật và mục đích của hắn là muốn chiếm đoạt và biến tài sản của người khác thành tài sản của mình.

Động cơ phạm tội của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt trái phép tài sản của người khác. Mục đích thực hiện hành vi cướp cùng chỉ nhằm thực hiện động cơ trên. Mục đích CĐTS của người phạm tội có thể có trước khi thực hiện hành vi bắt cóc, nhưng cũng có thể xuất hiện trong hoặc sau khi đã thực hiện hành vi bắt cóc người làm con tin.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Hành vi bắt cóc là gì? (Cập nhật 2022)  gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (373 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo