Hàng hoá là gì?

Hàng hoá là đối tượng được giao dịch mỗi ngày mỗi giờ, phục vụ cho cuộc sống của chúng ta. Qua bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu hàng hoá là gì?

Thu Hoc Phi Truong Cong

1.Khái niệm hàng hóa là gì?

- Theo Từ điển tiếng Việt:

Hàng hóa là 01 trong những phạm trù cơ bản của kinh tế chính trị.

Hàng hóa theo nghĩa hẹp thì hàng hóa là vật chất tồn tại có hình dạng xác định, có thể trao đổi, mua bán được.

Hàng hóa theo nghĩa rộng là bao gồm tất cả những thứ có thể trao đổi, mua bán được.

Theo Luật giá năm 2013 thì hàng hoá là tài sản có thể:

- Trao đổi, mua, bán trên thị trường,

- Có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm cá các loại động sản và bất động sản.

Khoản 2 Điều 3 của Luật Thương mại 2005 phân hàng hoá thành 2 nhóm:

Nhóm thứ nhất là các loại động sản, cả động sản hình thành trong tương lai;

Nhóm thứ hai gồm những vật gắn liền với đất đai.

- Theo kinh tế chính trị Marx-Lenin:

Trong kinh tế chính trị Mác – Lê nin, hàng hóa là sản phẩm của lao động thông qua việc trao đổi, mua bán.

Hàng hóa có thể là hữu hình (sắt thép, quyển sách) hay vô hình (sức lao động).

Theo Các - Mác thì hàng hóa là đồ vật mang hình dạng có khả năng thỏa mãn nhu cầu con người nhờ vào các tính chất vốn có của nó. Đồ vật để trở thành hàng hóa cần có:

+ Ích dụng với người dùng

+ Giá trị về mặt kinh tế

+ Sự hạn chế để đạt được nó, ý nói đến độ khan hiếm

Cũng theo quan điểm của Các – Mác hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn một số nhu cầu nhất định của con người thông qua các hoạt động trao đổi, mua bán. Hàng hóa có thể đáp ứng nhu cầu của cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất. 

2.Thuộc tính của hàng hoá

Bao gồm: giá trị và giá trị sử dụng

2.1. Giá trị sử dụng của hàng hoá. 

Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của vật phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. 

Nhu cầu trực tiếp như: ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại… 

Nhu cầu gián tiếp như: các tư liệu sản xuất… 

Bất cứ hàng hoá nào cũng có một hay một số công dụng nhất định. Chính công dụng (tính có ích) đó làm cho nó có giá trị sử dụng 

VD: Gạo để ăn, áo để mặc, nhà để ở, máy móc để sản xuất, phương tiện để đi lại… 

Giá trị sử dụng của mỗi hàng hoá là do những thuộc tính tự nhiên (vật lý, hoá học…) của vật thể hàng hoá đó quyết định nên giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương thức hay kiểu tổ chức sản xuất. Tuy nhiên, việc phát hiện

ra và vận dụng từng thuộc tính tự nhiên có ích đó lại phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội. 

VD: Ngày xưa than đá chỉ được dùng để nấu, sưởi ấm. Khi nồi súp ra đời, than đá được dùng làm chất đốt, về sau nó cũng được dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất… 

Khoa học kỹ thuật càng phát triển, người ta càng phát hiện thêm những thuộc tính mới của sản phẩm và lợi dụng chúng để tạo ra những giá trị sử dụng mới, giá trị sử dụng chỉ thể hiện ở việc sử dụng hay tiêu dùng. Nó là nội dung vật chất của của cải. 

C.Mác viết: “giá trị sử dụng cấu thành cái nội dung vật chất của của cải, chẳng kể hình thái xã hội của của cải đó như thế nào” 

Giá trị sử dụng nói ở đây với tư cách là thuộc tính của hàng hoá, nó không phải là giá trị sử dụng cho bản thân người sản xuất hàng hoá, mà là giá trị sử dụng cho người khác, cho xã hội thông qua trao đổi – mua bán.

2.2. Giá trị của hàng hoá 

Muốn hiểu giá trị của hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan hệ về lượng, là tỷ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụng khác nhau.

Sở dĩ vải và thóc là hai hàng hóa mặc dù có giá trị sử dụng khác nhau nhưng lại có thể trao đổi với nhau được theo một tỉ lệ nhất định nào đó là vì giữa chúng có một cơ sở chung là cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động (thời gian lao động và công sức lao động) do lao động được chứa đựng trong hàng hoá, đó chính là cơ sở giá trị của hàng hoá. 

Đây là khái niệm được khẳng định trong các giáo trình kinh tế chính trị. Nếu xét nó trên quan điểm của trường phái hiệu dụng biên thì vẫn đạt được lý lẽ hoàn chỉnh. 

Theo đó, đối tượng chung của nhu cầu có trong các cá nhân khác nhau vẫn đảm bảo cơ sở cho trao đổi. 

Nhờ có cơ sở chung đó mà các hàng hoá có thể trao đổi được với nhau. Vì vậy, khi người ta trao đổi hàng hoá cho nhau về thực chất là trao đổi lao động của mình ẩn dấu trong những hàng hoá ấy. Do vậy có thể nói, lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá là cơ sở chung cho việc trao đổi và nó tạo thành giá trị của hàng hoá. Chất của giá trị là lao động, vì vậy sản phẩm nào không có lao động của người sản xuất chứa đựng trong đó, thì nó không có giá trị. Sản phẩm nào lao động hao phí để sản xuất ra chúng càng nhiều thì giá trị càng cao. 

Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. Vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó. Lượng lao động tiêu hao ấy được tính bằng thời gian lao động. Lượng giá trị của hàng hóa không phải do mức hao phí lao động cá biệt hay thời gian lao động cá biệt quy định, mà nó được đo bởi thời gian lao động xã hội cần thiết. 

Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động cần để sản xuất ra một hàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với một trình độ trang thiết bị trung bình, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong xã hội đó. Chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa, mới quyết định đại lượng giá trị của hàng hóa ấy. 

Nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa để xác định được giá cả của hàng hóa làm ra và tìm ra được những nhân tố tác động đến nó, từ đó có thể tìm ra cách để làm giảm giá cả sản xuất. 

3. Các câu hỏi liên quan

3.1.Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá 

Hai thuộc tính của hàng hoá có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau. 

Mặt thống nhất biểu hiện ở chỗ: 

Hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hoá

Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hoá thể hiện ở chỗ: 

Thứ nhất, với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hoá khác nhau về chất

Thứ hai, quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng có sự tách rời nhau cả về mặt không gian và thời gian. 

3.2. Hàng hóa theo chủ nghĩa Mác-Lenin?

  • Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
  • Phân loại:
    • Hàng hóa hữu hình
    • Hàng hóa vô hình

3.3. Tại sao gọi là "hàng hóa sức lao động"?

  • Hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt.
  • Sức lao động chỉ biến thành hàng hoá khi có hai điều kiện sau:
    • Một là người lao động phải được tự do về thân thể, do đó có khả năng chi phối sức lao động của mình.
    • Hai là người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất không thể tự tiến hành lao động sản xuất.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào hiểu được thế nào là hàng hoá. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện. Ngoài ra liên quan đến chủ đề trên bạn đọc có thể tham khảo các bài viết khác như B2B là gì và chiết khấu là gì . Như vậy, bài viết trên đây của Luật ACC đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin giải đáp cùng các vấn đề xoay quanh. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích, cần thiết, giúp cho những ai đang quan tâm đến vấn đề này có thể hiểu rõ hơn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo