Hạn ngạch (Quota) là gì? (Cập nhật mới nhất 2024)

Trong xuất nhập khẩu hàng hóa, chắc hẳn Quý bạn đọc đã từng nghe tới khái niệm Quota. Quota là hạn ngạch đây là cách nói hiểu của Tiếng Anh, hạn ngạch là giới hạn tối đa về khối lượng hoặc giá trị của hàng hoá được phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu qua thị trường và trong thời gian nhất định. Bài viết dưới đây của ACC về Hạn ngạch (Quota) là gì? (Cập nhật mới nhất 2023) hi vọng đem đến nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.

Hạn ngạch là gì? Quota là gì? Vai trò thế nào...?Hạn ngạch (Quota) là gì? (Cập nhật mới nhất 2023)

I. Khái niệm hạn ngạch (Quota)

Quota-hạn ngạch, là bịện pháp quản lý của Nhà Nước quy định giới hạn lượng hàng hóa được phép nhập khẩu và xuất khẩu trong một thời kì thường là 1 năm.

Biện pháp này chỉ được áp dụng đối với một số mặt hàng có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế quốc dân nhằm các mục đích chủ yếu là: bảo hộ sản xuất trong nước; hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng trong nước; bảo vệ tài nguyên quốc gia và môi trường sinh thái, bảo tồn văn hóa dân tộc; sử dụng có hiệu quả cao quỹ ngoại tệ; bảo đảm cam kết của chính phủ nước ngoài.

II. Một số loại hạn ngạch đặc biệt

Pháp luật quốc tế quy định về một số loại hạn ngạch đặc  biệt như sau:

– Hạn ngạch thuế quan ( trong tiếng Anh là: Tariff Quota) là chế độ phân biệt về thuế quan theo lượng hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Có hai loại thuế suất, trong đó

Thứ nhất: Thuế suất 0% hoặc thuế suất thấp cho khối lượng trong hạn ngạch (thuế quan ưu đãi).

Thuế quan ưu đãi  các đơn vị có hoạt động  xuất khẩu  nhập  khẩu phải đáp ứng được các điều kiện riêng biệt về đơn vị của mình thậm trí là với quốc gia để được hưởng thuế quan ưu đãi.

Thứ hai: Thuế suất cao cho khối lượng vượt hạn ngạch.

Số lượng cao cho với khối lượng vượt hạn ngạch  là  số lượng hàng hoá của đơn vị có hành vi xuất  khẩu, nhập khẩu mặt hàng được quy định trong hạn ngạch  nhưng khối lượng vượt quá khối lượng cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền  nước nơi xuất khẩu hoặc nhập khẩu.

Trong thực tế pháp luật quy định thì mức thuế xuất của hai loại kể trên là khá cao. Đây cũng có thể được coi là một trong những biện pháp nhằm các đơn vị có hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm  được quy định nằm trong mức hạn ngạch và cơ quan có thẩm quyền cho phép.

– Hạn ngạch quốc tế là hạn ngạch sử dụng trong các hiệp hội ngành hàng để khống chế khối lượng hàng hóa xuất khẩu của các nước hội viên, nhằm giữ giá ổn định cao trên thị trường quốc tế, bảo vệ quyền lợi chung cho các thành viên thuộc hiệp hội.

III. Những ưu điểm và hạn chế của Hạn ngạch

Ưu điểm:

  • Hạn ngạch là  một trong những biện  pháp nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước, ổn định thị trường, thành phần kinh tế và giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước. Theo  đó những loại mặt hàng thiết yếu, quan trọng mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đưa ra những hạn ngạch.
  • Những hạn ngạch này kiểm soát được số lượng hàng hoá nhập khẩu vào nước mình và giới hạn được số lượng hàng hoá xuất khẩu để ổn định số lượng hàng và giá cả trong nước.
  • Bảo vệ các nhà sản xuất trong nước: vừa mang tính thúc đẩy sản xuất trong nước,  vừa đảm bảo quyền và lợi ích của các nhà sản xuất nội địa.
  • Cân bằng sản xuất và tiêu dùng: theo đó các hàng hóa nhập khẩu sẽ được giới hạn về số lượng, hàng hóa cũng được giữ ở mức ổn định, cân bằng cung cầu và giá cả trong nước.
  • Bảo vệ môi trường và tài nguyên của Quốc gia
  • Bảo tồn văn hóa dân tộc
  • Đảm bảo lượng ngoại tệ cân bằng
  • Giữ vững những cam kết của Chính phủ

Hạn chế:

Việc sử dụng hạn ngạch thương mại ngoài những tác dụng như bảo hộ được nền kinh tế trong nước, kiểm soát số lượng hàng hóa xuất - nhập khẩu, khuyến khích sản xuất hàng hóa trong nước…thì hạn ngạch thương mại cũng có những hạn chế như:

  • Khiến cho giá trị hàng hóa nhập khẩu tăng cao, hạn chế sự cạnh tranh của hàng hóa trong nước, giảm sự lựa chọn của người tiêu dùng, khiến họ khó tiếp cận được với hàng hóa nhập khẩu.
  • Lãng phí nguồn lực xã hội.
  • Nhà nước không thu được lợi nhuận.
  • Có thể biến doanh nghiệp thành nhà độc quyền về hàng hóa.
  • Dễ biến tướng, phát sinh các vấn đề tiêu cực trong việc xin hạn ngạch của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng tham nhũng, hối lộ.
  • Có thể dẫn đến tình trạng buôn lậu hàng hóa.

Hiện nay Việt Nam đang xem xét để hủy bỏ hạn ngạch thương mại cho một số loại mặt hàng quan trọng như mía đường. Theo cam kết tại điều 20 của Hiệp định ATIGA (Hiệp định hàng hóa Asean) được kí năm 2009, Việt Nam đã đưa cam kết không áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với mặt hàng đường. Tuy nhiên do mía đường là ngành sản xuất quan trọng ảnh hưởng đáng kể đến người dân trồng mía củng như được sự đồng ý của các nước trong khối Asean, Việt Nam đã tạm hoãn cam kết này đến năm 2020. Thời hạn chính thức thực hiện dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu mía đường với các nước thành viên trong khối Asean đã được thực hiện từ 01/01/2020 theo Thông tư số 23/2019/TT-BCT của bộ Công thương.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Hạn ngạch (Quota) là gì? (Cập nhật mới nhất 2022). Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Hạn ngạch (Quota) là gì? (Cập nhật mới nhất 2022)quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo