Hạn mức tín dụng (Line of credit) là gì?

Có nhiều thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng gây khó hiểu cho người sử dụng, đơn cử là khái niệm Hạn mức tín dụng. Vậy hạn mức tín dụng là gì? Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu nhé!

1. Hạn mức tín dụng (Line of credit) là gì?

Hạn mức tín dụng trong tiếng Anh là Line of credit.

Hạn mức tín dụng là số tiền hoàn toàn có thể được tính vào thông tin tài khoản thẻ tín dụng thanh toán. Quy mô của một hạn mức tín dụng thanh toán và số tiền đã được vay có ảnh hưởng tác động lớn đến điểm tín dụng thanh toán tiêu dùng. Việc sử dụng tín dụng thanh toán thấp – nghĩa là một hạn mức tín dụng thanh toán mà ít được vay – dẫn đến điểm tín dụng thanh toán cao hơn. Hạn mức tín dụng thanh toán còn được gọi là hạn mức tín dụng thanh toán .

Hạn mức tín dụng là một cơ sở tín dụng được ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác mở rộng cho chính phủ, doanh nghiệp hoặc khách hàng cá nhân cho phép khách hàng rút tiền tại cơ sở khi khách hàng cần tiền. Một dòng tín dụng có nhiều hình thức, chẳng hạn như hạn mức thấu chi, cho vay theo nhu cầu, mục đích đặc biệt, tín dụng đóng gói xuất khẩu, vay có kỳ hạn, chiết khấu, mua hóa đơn thương mại, tài khoản thẻ tín dụng quay vòng truyền thống, v.v … Đây thực sự là một nguồn vốn có thể dễ dàng khai thác theo quyết định của người vay. Tiền lãi chỉ được trả cho số tiền thực sự rút. Dòng tín dụng có thể được bảo đảm bằng tài sản thế chấp, hoặc có thể không được bảo đảm.

Toi Là Gì Trong Ngân Hàng

2. Đặc trưng phương pháp cho vay theo hạn mức tín dụng

- Thời hạn duy trì hạn mức cho vay được tính từ thời điểm hạn mức cho vay bắt đầu có hiệu lực, cho đến thời điểm hạn mức cho vay đó hết hiệu lực hoặc hạn mức cho vay khác thay thế.

- Ngân hàng, khách hàng căn cứ vào phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỉ lệ cho vay tối đa so với tài sản đảm bảo, khả năng nguồn vốn của ngân hàng để tính toán và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc chu kì sản xuất kinh doanh.

- Trong phạm vi hạn mức tín dụng còn lại, khách hàng được rút tiền vay để mua hàng dự trữ hoặc tài trợ cho các chi phí kinh doanh khác.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng thường được áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn - trả nợ thường xuyên, có đặc điểm sản xuất - kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần, có uy tín với ngân hàng.

- Qui mô của hạn mức tín dụng được xác định trên cơ sở dự tính về lượng vốn lớn nhất mà doanh nghiệp có thể cần tại bất kì thời điểm nào trong suốt thời hạn duy trì hạn mức tín dụng.

Hạn mức tín dụng = Nhu cầu vốn lưu động - Các khoản chiếm dụng - Vốn lưu động ròng

Trong đó, việc xác định nhu cầu vốn lưu động có thể xác định mức bình quân dựa trên doanh thu thuần và vòng quay vốn lưu động hoặc căn cứ vào chi phí sản xuất kinh doanh ngắn hạn trực tiếp cần thiết cho việc thực hiện phương án bổ sung vốn lưu động.

3. Các trường hợp áp dụng hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng áp dụng trong hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng theo hai trường hợp:

- Thứ nhất, hạn mức tín dụng do pháp luật quy định, tổ chức tín dụng chỉ được cho vay đối với một khách hàng trong giới hạn cho phép. Giới hạn này được Nhà nước đặt ra nhằm bảo đảm an toàn đối với hoạt động tín dụng. Ở các nước, hạn mức tín dụng được quy định tuỳ thuộc vào độ an toàn trong kinh doanh của tổ chức tín dụng và yêu cầu quản lí của Nhà nước.

Thứ hai, hạn mức tín dụng do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng phù hợp với giới hạn mà pháp luật quy định, được duy trì trong khoảng thời gian nhất định. Trên cơ sở hạn mức tín dụng đã thoả thuận, tổ chức tín dụng có nghĩa vụ bảo đảm cấp tiền vay cho khách hàng theo từng kì hạn.

4. Phân loại hạn mức tín dụng

hai loại hạn mức tín dụng:

1) Hạn mức tín dụng cuối kì là số dư nợ cho vay kế hoạch tối đa vào ngày cuối kì, mà số dư nợ cho vay thực tế cuối kì không được vượt quá;

2) Hạn mức tín dụng trung kì là hạn mức bổ sung cho hạn mức tín dụng cuối kì trong trường hợp do hoạt động kinh doanh của đơn vị vay vốn không đều đặn, có nhu cầu vay vốn vượt hạn mức tín dụng cuối kì. Hạn mức tín dụng này là chênh lệch số dư nợ cho vay cao nhất trong kì với hạn mức cho vay cuối kì, nên số vay nợ bổ sung này phải được hoàn trả ngay trong kì để bảo đâm số dư nợ thực tế cuối kì phù hợp với hạn mức tín dụng cuối kì quy định.

5. Các câu hỏi thường gặp

1. Điều kiện cấp hạn mức tín dụng là gì?

Tùy vào từng ngân hàng sẽ có những điều kiện khác nhau, tuy nhiên sẽ có những điều kiện chính sau:

- Các doanh nghiệp trong nước có thời gian hoạt động kinh doanh liên tục từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm đăng ký. Hoặc có xác nhận của địa phương về thời gian kinh doanh thực tế từ 12 tháng.

- Ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với mục đích vay vốn, phương án kinh doanh,...

- Có phương án kinh doanh khả thi, có đầy đủ năng lực tài chính và nguồn trả nợ rõ ràng.

- Có tài sản đảm bảo có giá trị đảm bảo khoản vay.

- Không có nợ xấu tại các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác.

2. Hạn mức tín dụng phụ thuộc vào những yếu tố nào?

- Mức lương chuyển khoản qua/ nhận qua tiền mặt của khách hàng

- Dựa vào giá trị sổ tiết kiệm, ô tô, bảo hiểm nếu mở thẻ tín dụng theo các hình thức này (có thể lên đến 70 – 90% giá trị)

- Hạn mức tín dụng đã được cấp tại hệ thống ngân hàng uy tín khác

- Số lượng cũng như thời gian giao dịch của khách hàng tại hệ thống ngân hàng mở thẻ

3. Thủ tục thay đổi hạn mức như thế nào?

Thủ tục yêu cầu tăng, giảm hạn thẻ tín dụng khá đơn giản:

- Khách hàng chỉ cần điền vào mẫu yêu cầu tăng hạn mức tín dụng.

- Chuẩn bị bản sao hợp đồng lao động gần nhất.

- Bảng sao kê lương có xác nhận của ngân hàng cho ba tháng gần nhất.

Sau đó, ngân hàng sẽ xét duyệt hạn mức tín dụng mới cho bạn khi nhận được bộ chứng từ đầy đủ. Nếu làm thẻ tín dụng bằng cách ký quỹ, khách hàng chỉ cần mang thêm tiền ký quỹ. Rồi điền vào mẫu đơn yêu cầu giảm, nâng hạn mức thẻ tín dụng.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về hạn mức tín dụngcông ty Luật ACC đã cung cấp cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào thêm, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo