1. Hạn mức tín dụng là gì?
Hạn mức tín dụng có thể hiểu là giới hạn mức cho vay tối đa trong của tổ chức tín dụng. Là số dư nợ cho vay hoặc nói cách khác là số dư nợ tối đa vào một thời điểm nhất định. Và thời điểm này thường là ngày cuối quý hoặc cuối năm được quy định trong kế hoạch tín dụng của ngân hàng.
Hạn mức tín dụng sẽ được ngân hàng quy định dựa vào lịch sử tín dụng, mức thu nhập hàng tháng hoặc tài sản đảm bảo, uy tín của khách hàng ngay lúc xét duyệt.
Hạn mức thẻ tín dụng chính là số tiền tối đa mà bạn có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng và không bị phạt. Nếu bạn thanh toán vượt mức tối đa của thẻ thì sẽ chịu thêm phí do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng quy định. Mỗi loại thẻ tín dụng sẽ có những hạn mức khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng của thẻ.
2. Các trường hợp áp dụng hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng áp dụng trong hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng theo hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất, hạn mức tín dụng do pháp luật quy định, tổ chức tín dụng chỉ được cho vay đối với một khách hàng trong giới hạn cho phép. Giới hạn này được Nhà nước đặt ra nhằm bảo đảm an toàn đối với hoạt động tín dụng. Ở các nước, hạn mức tín dụng được quy định tuỳ thuộc vào độ an toàn trong kinh doanh của tổ chức tín dụng và yêu cầu quản lí của Nhà nước.
Hạn mức tín dụng là gì ? (Chi tiết 2022)
Trường hợp thứ hai, hạn mức tín dụng do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng phù hợp với giới hạn mà pháp luật quy định, được duy trì trong khoảng thời gian nhất định. Trên cơ sở hạn mức tín dụng đã thoả thuận, tổ chức tín dụng có nghĩa vụ bảo đảm cấp tiền vay cho khách hàng theo từng kì hạn.
3. Phân loại hạn mức tín dụng
Hiện nay, có hai loại hạn mức tín dụng gồm
-Thứ nhất, hạn mức tín dụng cuối kì là số dư nợ cho vay kế hoạch tối đa vào ngày cuối kì, mà số dư nợ cho vay thực tế cuối kì không được vượt quá;
Thứ hai, hạn mức tín dụng trung kì là hạn mức bổ sung cho hạn mức tín dụng cuối kì trong trường hợp do hoạt động kinh doanh của đơn vị vay vốn không đều đặn, có nhu cầu vay vốn vượt hạn mức tín dụng cuối kì. Hạn mức tín dụng này là chênh lệch số dư nợ cho vay cao nhất trong kì với hạn mức cho vay cuối kì, nên số vay nợ bổ sung này phải được hoàn trả ngay trong kì để bảo đâm số dư nợ thực tế cuối kì phù hợp với hạn mức tín dụng cuối kì quy định.
4. Điều kiện cấp hạn mức tín dụng
Tùy vào từng ngân hàng sẽ có những điều kiện khác nhau, tuy nhiên sẽ có những điều kiện chính sau:
- Các doanh nghiệp trong nước có thời gian hoạt động kinh doanh liên tục từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm đăng ký. Hoặc có xác nhận của địa phương về thời gian kinh doanh thực tế từ 12 tháng.
- Ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với mục đích vay vốn, phương án kinh doanh,...
- Có phương án kinh doanh khả thi, có đầy đủ năng lực tài chính và nguồn trả nợ rõ ràng.
- Có tài sản đảm bảo có giá trị đảm bảo khoản vay.
- Không có nợ xấu tại các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác.
5. Thay đổi hạn mức tín dụng
Để thay đổi hạn mức tín dụng tại các tổ chức tín dụng cần đảm bảo các điều kiện sau:
Thứ nhất, điều kiện về thu nhập:
-Phải chứng minh cho các tổ chức tín dụng thấy được nguồn thu nhập cao hoặc thấp hơn lúc đăng ký phát hành thẻ thì cơ hội gia tăng, giảm hạn mức thẻ của các bạn mới có thể được phê duyệt.
- Chứng minh cho các tổ chức tín dụng thấy được tài sản đang sở hữu có giá trị. Ví dụ như: Sổ tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ…
Thứ hai, tạo lịch sử tín dụng tốt:
- Thanh toán nợ đúng và đủ kỳ hạn với ngân hàng
- Sử dụng thẻ tín dụng đúng mục đích
- Hạn chế tối đa việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng
- Hạn chế số lượng thẻ tín dụng sở hữu trong cùng một ngân hàng
- Nếu có nợ hay luôn thanh toán đúng hạn
- Luôn kiểm soát chi tiêu, hạn chế phát sinh nợ mới
Để thay đổi hạn mức tín dụng, cần thực hiện thủ tục theo trình tự sau đây:
- Người có yêu cầu thay đổi hạn mức tín dụng cần điền vào mẫu yêu cầu tăng hạn mức tín dụng.
- Chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, bao gồm:
+ Bản sao hợp đồng lao động gần nhất.
+ Bảng sao kê lương có xác nhận của ngân hàng cho ba tháng gần nhất.
Trên cơ sở hồ sơ, giấy tờ và thông tin được tiếp nhận, các tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thủ tục để xét duyệt hạn mức tín dụng mới. Trong trường hợp làm thẻ tín dụng bằng cách ký quỹ, người thực hiện thủ tục chỉ cần mang thêm tiền ký quỹ và điền vào mẫu đơn yêu cầu giảm, nâng hạn mức thẻ tín dụng.
Nội dung bài viết:
Bình luận