Việc nắm được các quy định về các hình thức trong đấu thầu hết sức quan trọng. Vậy bạn đã biết hạn mức đấu thầu rộng rãi được quy định như thế nào. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài dưới đây.
Hạn mức đấu thầu rộng rãi cập nhật 2023
1. Có bao nhiêu hình thức đấu thầu?
Căn cứ Điều 20 đên Điều 27 Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2019 Luật Đâu thầu quy định các hình thức lụa chọn nhà thầu như sau:
- Đấu thầu rộng rãi
- Đấu thầu hạn chế
- Chỉ định thầu
- Chào hàng cạnh tranh
- Mua sắm trực tiếp
- Tự thực hiện
- Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
- Tham gia thực hiện của cộng đồng
2. Đấu thầu rộng rãi được pháp luật quy định như thế nào?
Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2019 Luật Đấu thầu quy định như sau:
- Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Điều 20. Đấu thầu rộng rãi
- Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự.
- Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này
3. Hạn mức đấu thầu rộng rãi được quy định như thế nào?
Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2019 Luật Đấu thầu quy định như sau:
Điều 20. Đấu thầu rộng rãi
- Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này.
Ngoài ra, căn cứ Điều 9 Nghị định 30/2015/NĐ-CP, hình thức đấu thầu rộng rãi được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước trong các trường hợp sau đây:
a) Lĩnh vực đầu tư mà pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực hiện;
b) Nhà đầu tư nước ngoài không tham dự sơ tuyển quốc tế hoặc không trúng sơ tuyển quốc tế;
c) Dự án PPP nhóm C theo quy định pháp luật về đầu tư công. Trường hợp cần sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý quốc tế thì nhà đầu tư trong nước được liên danh với nhà đầu tư nước ngoài hoặc sử dụng nhà thầu nước ngoài để tham dự thầu và thực hiện dự án.
d) Dự án đầu tư có sử dụng đất mà sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) dưới 120.000.000.000 (một trăm hai mươi tỷ) đồng.
- Chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Luật Đấu thầubao gồm:
a) Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển; chỉ có một nhà đầu tư trúng sơ tuyển;
b) Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 22 của Luật Đấu thầu;
c) Dự án do nhà đầu tư đề xuất đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất bao gồm dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất có mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 22 của Luật Đấu thầu. Dự án khả thi và hiệu quả cao nhất được Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Có báo cáo nghiên cứu khả thi (đối với dự án PPP) hoặc đề xuất dự án (đối với dự án PPP nhóm C) được phê duyệt;
- Nhà đầu tư đề xuất giá dịch vụ hoặc vốn góp của Nhà nước hoặc lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước hợp lý;
- Đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo.
4. Có thể áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi qua các phương thức nào?
Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2019 Luật Đấu thầu: các hình thức đấu thầu rộng rãi được thực hiện dưới một trong 4 phương thức như sau:
Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ
Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ
Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ
5. Thời gian lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu rộng rãi ?
Chú thích; HSMT, HSDT là viết tắt của hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu.
Thời gian lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu rộng rãi được quy định như sau:
Phát hành HSMT sau 3 ngày làm việc kể từ ngày đăng báo
Thời giạn chuẩn bị HSDT tối thiểu 20 ngày kể từ ngày HSMT phát hành
Thời gian gửi văn bản sửa đổi tối thiểu 10 ngày trước ngày đóng thầu. Trong trường hợp không đủ ngày thì bên mời thầu gia hạn thêm ngày đóng thầu
Nhà thầu muốn Làm rõ hồ sơ trước thời điểm đóng thầu 3 ngày làm việc
Mở thầu trong vòng 1 h kể từ lúc đóng thầu. Mở theo thứ tự chữ cái của tên nhà thầu
Thời gian đánh giá HSDT không quá 45 ngày đối với đấu thầu trong nước, không quá 60 ngày đối với đấu thầu quốc tế.
Thời gian gửi thông báo trúng thầu trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi kết quả đấu thầu được phê duyệt
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay pháp luật có nhiều biện pháp; cũng như hình thức xử lý đối với các trường hợp đấu thầu trái quy định. Theo quy định tại Điều 121 Nghị định 63/2014/NĐ-CP; hướng dẫn Luật đấu thầu, hiện nay có 4 hình thức xử lý vi phạm; trong lĩnh vực đấu thầu, bao gồm:
Cảnh cáo, phạt tiền;
Cấm tham gia hoạt động đấu thầu;
Đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu; còn bị xử lý theo quy định của luật cán bộ, công chức
Mức bồi thường thiệt hại đối với hành vi nêu trên được xác định theo Thiệt hại thực tế, phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật đấu thầu. Mức bồi thường được xác định theo quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại trong Dân sự, trong Thương mại.
Đối với hành vi hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu có thể bị Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm. Trường hợp có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 222 BLHS 2015
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về hạn mức đấu thầu rộng rãi. Mọi thắc mắc xin gửi về đường dây nóng hoặc liên hệ, gửi câu hỏi với chúng tôi qua website, bạn sẽ nhận được phản hồi nhanh nhất và chính xác nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận