Hạn mức công nợ là gì? (Cập nhật 2024)

Công nợ là một thuật ngữ quan trọng, thường gặp trong lĩnh vực tài chính - kế toán. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về hạn mức công nợ. Vậy hạn mức công nợ là gì? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.

1. Công nợ là gì?

Khi một doanh nghiệp tiến hành mua sản phẩm, hàng hoá, một dịch vụ nào đó hoặc thanh toán cho cá nhân, tổ chức nhưng chưa thể trả tiền ngay lập tức, số tiền này vẫn còn nợ đến kỳ kinh doanh sau thì được gọi là công nợ.

2. Hạn mức công nợ là gì?

Hạn mức công nợ là khái niệm sử dụng trong Chương trình Thanh toán trực tiếp thể hiện Giá trị công nợ tối đa một Nhà cung cấp cho phép một Khách hàng doanh nghiệp giao dịch tại các Điểm giao dịch của họ.
Hạn mức công nợ được cài đặt lần đầu khi Khách hàng doanh nghiệp bắt đầu giao dịch tại các Điểm giao dịch này và có thể được điều chỉnh bởi Nhà cung cấp trong suốt thời gian sử dụng tùy theo nhu cầu và thỏa thuận giữa Khách hàng và Nhà cung cấp.
Hạn Mức Công Nợ Là Gì
Hạn mức công nợ là gì
Tại một thời điểm bất kì, hệ thống sẽ dựa vào Hạn mức công nợ, Tổng giá trị giao dịch đã thực hiện, Tổng giá trị Khách hàng đã thanh toán cho Nhà cung cấp để xác định Dư nợ hiện tại theo công thức:

Dư nợ = Hạn mức công nợ - Tổng giá trị giao dịch + Tổng giá trị khách hàng đã thanh toán

Số dư này phải lớn hơn 0 thì Khách hàng doanh nghiệp mới có thể giao dịch tại Điểm giao dịch của Nhà cung cấp. Khi đó, Khách hàng doanh nghiệp phải thanh toán công nợ cho Nhà cung cấp, và Nhà cung cấp thực hiện Ghi nhận thanh toán giá trị này vào hệ thống để xác lập giá trị > 0 cho Số dư này trước khi Khách hàng có thể giao dịch bình thường.

3. Quản lý hạn mức công nợ

3.1. Công nợ phải thu

Dựa theo tình hình thực tế của từng đối tượng khách hàng để đưa ra những phương án và chính sách thu hồi công nợ hợp lý. Nhân viên kế toán cần phải có kế hoạch cụ thể cho các tình huống hạn mức công nợ tối đa và thời hạn thu hồi công nợ tối đa.
Từ đó, doanh nghiệp có thể tránh được tình trạng khách hàng kéo dài hóa đơn công nợ làm ảnh hưởng tình hình kinh doanh chung của đơn vị. Riêng với những khách hàng thanh toán công nợ cần phải đảm bảo cung cấp đủ các loại chứng từ liên quan như:
  • Biên bản giải quyết công nợ kèm theo những bằng chứng xác thực về số nợ chính xác mà khách hàng cần chi trả.
  • Biên bản đối chiếu công nợ.
Tóm lại, nhân viên kế toán cần phải linh hoạt và đưa ra được phương án giải quyết thích hợp với từng đối tượng cần thu hồi công nợ. Nhờ vào đó, bài toán thu hồi công nợ của doanh nghiệp được giải quyết hiệu quả và tối ưu hơn.

3.2. Công nợ phải trả

  • Các kế toán cần thường xuyên và liên tục cập nhật những khoản nợ cần chi trả mà chưa có hóa đơn vào sổ sách của doanh nghiệp.
  • Hạch toán chi tiết các khoản chi trả cho đơn vị cung cấp đúng hạn, đảm bảo uy tín của doanh nghiệp.
  • Những khoản nợ cần chi trả cho nhà nước và người lao động luôn phải đảm bảo thanh toán đúng hạn, thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp.
Quý bạn đọc tham khảo thêm các bài viết liên quan: Cấn trừ công nợ là gì, Mẫu báo cáo công nợ khách hàng.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi để giải đáp cho thắc mắc hạn mức công nợ là gì?, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình giao dịch trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo