Hiện nay, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, giao thương quốc tế giữa các quốc gia cũng đang dần được mở rộng hơn. Theo đó, hoạt động hải quan là một hoạt động được coi là một hoạt động có vai trò rất quan trọng ở Việt Nam, vì đây là hoat động nhằm kiểm soát và bảo vệ, đảm bảo hàng hóa, phương tiện vận tài được xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới. Như vậy, lực lượng hải quan đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động hải quan này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc về Nhiệm vụ và chức năng của hải quan Việt Nam.
1. Hoạt động của hải quan Việt Nam
Hoạt động hải quan hiện nay có thể kể đến sẽ bao gồm các hoạt động như hoạt động kiểm tra, kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải và hành khách xuất nhập cảnh, thu thuế xuất nhập khẩu, điều tra chống buôn lậu cũng như nhiều hoạt động khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Các hoạt động này nhằm mục đích chính là để bảo hộ, phục vụ, thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, từ đó góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia, an ninh kinh tế, an toàn xã hội.
Trong đó, địa bàn hoạt động hải quan sẽ bao gồm các khu vực biên giới, chẳng hạn như là cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi hải quan, bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ và trên vùng biển thực hiện quyền chủ quyền của Việt Nam, trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan và các địa bàn hoạt động hải quan khác theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ của hải quan Việt Nam
Điều 12 Luật hải quan 2014 quy định về nhiệm vụ của hải quan Việt Nam, cụ thể như sau:
- Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
- Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Chức năng của hải quan Việt Nam
Hải quan là cơ quan do Nhà nước thiết lập, nên chức năng của Hải quan phải tuân theo quy định pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động Hải quan mà quốc gia đó đã kí kết hoặc công nhận.Cùng với bước tiến của nhân loại thì nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của Hải quan các quốc gia có thể thay đổi. Cụ thể, trong giai đoạn đầu của thương mại quốc tế, thì chức năng chính của Hải quan là thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu – nguồn thu quan trọng của ngân sách quốc gia.
Cho đến khi các quốc gia có chính sách bảo hộ sản xuất trong nước thì Hải quan có thêm chức năng quản lí chặt chẽ các đối tượng làm thủ tục hải quan để thực hiện chính sách bảo hộ.
Thực tiễn cho thấy, trong điều kiện ngày càng hội nhập và tăng cường giao lưu về kinh tế thì hải quan phải đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước để góp phần tích cực vào sự phát triển thương mại quốc tế và các giao lưu quốc tế khác.
4. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hải quan
Theo Khoản 1 Điều 10 Luật hải quan 2014, công chức hải quan không được thực hiện các hành vi sau đây:
- Gây phiền hà, khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan;
- Bao che, thông đồng để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, gian lận thuế;
- Nhận hối lộ, chiếm dụng, biển thủ hàng hóa tạm giữ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mục đích vụ lợi;
- Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.
Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 10 Luật hải quan 2014, đối với người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải:
- Thực hiện hành vi gian dối trong việc làm thủ tục hải quan;
- Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
- Gian lận thương mại, gian lận thuế;
- Đưa hối lộ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mưu lợi bất chính;
- Cản trở công chức hải quan thi hành công vụ;
- Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan;
- Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.
Như vậy, trên đây là các nội dung có liên quan đến Nhiệm vụ và chức năng của hải quan Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho quý đọc giả những thông tin hữu ích. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, hãy liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận