Hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự là gì? (Cập nhật 2024)

Hai cấp xét xử là: cấp xét xử sơ thẩm và cấp xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và những vụ án khác theo quy định của pháp luật.

Thực hiện chế độ hai cấp xét xử là một nguyên tắc xét xử quan trọng của Tòa án thể hiện ở việc đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật và phải được thí hành.

1. Hoạt động xét xử của tòa án là gì?

Để bảo đảm tòa án thực hiện được nhiệm vụ thi hành công lí mà hiến pháp đã giao, trong quá trình hoạt động tòa án phải tuân thủ nhiều nguyên tắc, quy định chặt chẽ về mặt thủ tục. Có những nguyên tắc mang tính bao trùm toàn bộ hoạt động của tòa án, có những nguyên tắc chi phối việc thực hiện một loạỉ công việc cụ thể của tòa án.

Các nguyên tắc hiến định về hoạt động của tòa án nhân dân được hiểu là các quan điểm, tư tưởng chủ đạo, đồng thời cũng là các quy tắc pháp lý quan trọng nhất và bao trùm toàn bộ hoạt động của hệ thống tòa án nhân dân, được quy định trong hiến pháp.

Hiện có 7 nguyên tắc hiến định về hoạt động của tòa án nhân dân, được quy định tại Điều 103 Hiến pháp năm 2013.

Các nguyên tắc hiến định về hoạt động của tòa án nhân dân có những đặc điểm sau.

Thứ nhất, các nguyên tắc này không chỉ là các quan điểm, tư tưởng chủ đạo mà còn là những quy tắc pháp lý với những nội dung cụ thể mang tỉnh quy phạm ràng buộc tòa án khi tiến hành các hoạt động của mình (nội dung của các nguyên tắc đuợc trình bày ở phần sau).

Thứ hai, đây là những quy tắc pháp lý quan trọng nhất, bao trùm toàn bộ hoạt động của hệ thống tòa án nhân dân. Từng tòa án nhân dân phải tuân thủ các quy tắc này trong quá trình hoạt động của từng tòa án, từng hội đồng xét xử, từng thẩm phán, hội thẩm khi thụ lí vụ án. Nhu trên đã đề cập, tòa án có thẩm quyền xét xử các loại vụ việc khác nhau như hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, hành chính. Tương ứng, khi xét xử tòa án tuân thủ các quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, dân sự và hành chính. Mỗi loại tố tụng lại có những nguyên tắc riêng mà tòa án phải tuân thủ. Tuy nhiên, các nguyên tắc hiến định đề cập ở đây là những nguyên tắc nền tảng nhất, áp dụng chung cho mọi hoạt động của tòa án. Vì vậy, khi tòa án xét xử theo tố tụng hình sự, dân sự hay hành chính đều phải tuân thủ các nguyên tắc này. Các nguyên tắc và các quy định cụ thể trong các hình thức tố tụng trên, bao gồm cả các nguyên tắc đặc thù trong từng loại hình tố tụng đều phải phù hợp và có khi là sự cụ thể hóa của các nguyên tắc hiến định hoạt động của tòa án.

Thứ ba, chính vì là những quy tắc pháp lý quan trọng và bao trùm nhất nên các nguyên tắc này được quy định trong hiến pháp, đạo luật cơ bản và có giá trị pháp lý tối cao trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Đặc điểm này là về hình thức, song rất có ý nghĩa bởi nó khẳng định tầm quan trọng của các nguyên tắc đối với hoạt động của tòa án nói riêng cũng như bộ máy nhà nước nói chung. Một khi đã được quy định trong hiến pháp thì các nguyên tắc cũng mang giá trị pháp lý tối cao như chính bản thân hiến pháp.

2. Phân tích nguyên tắc độc lập tư pháp - Độc lập xét xử

“Độc lập tư pháp” là nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động của hệ thống tòa án trong nhà nước pháp quyền hịện đại. Rất nhiều quốc gia đã quy định nguyên tắc này trong hiến pháp của mình. Thậm chí đã có câu ví von rằng nguyên tắc này là “viên ngọc trên vương miện nhà nước pháp quyền”.

Nguyên tắc “độc lập tư pháp” ở Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013, với nội dung:

“Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cẩm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm".

Như vậy, nguyên tắc “độc lập tư pháp” ở Việt Nam được hiểu là sự độc lập của thẩm phán và hội thẩm trong quá trình thực hiện chức năng xét xử của tòa án. Thẩm phán và hội thẩm độc lập có nghĩa là thẩm phán và hội thẩm giải quyết các tranh chấp chỉ dựa trên quy định của pháp luật và niềm tin của mình vào pháp luật mà không phụ thuộc vào ý chí hoặc sự chi phối của bất kì chủ thể nào khác. Trong thực tiễn, hoạt động xét xử của tòa án thường được thực hiện bởi các hội đồng xét xử với thành phần bao gồm thẩm phán và hội thẩm nhân dân (đối với cấp sơ thẩm) hoặc các thẩm phán (đối với các cấp xét xử khác). Vì vậy, nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật cũng có thể gọi là nguyên tắc “tòa án độc lập”.

Nguyên tắc độc lập tư pháp được nhìn nhận trên hai phương diện. Thứ nhất, thẩm phán và hội thẩm độc lập với nhau khi thực hiện chức năng xét xử. Thẩm phán không được gây ảnh hưởng hoặc tác động để hội thẩm xử theo ý mình và ngược lại. Cả hai loại chủ thể đều xét xử chỉ căn cứ vào pháp luật và niềm tin của mình về pháp luật. Đây là phương diện độc lập bên trong của tòa án. Thứ hai, thẩm phán và hội thẩm độc lập với các yếu tố tác động từ bên ngoài, bao gồm sự tác động từ các thẩm phán, hội thẩm đồng nghiệp cấp trên hay bất kì cơ quan, tổ chức nào khác. Đây là phương diện độc lập bên ngoài của thẩm phán và hội thẩm.

Trước đây, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định về nguyên tắc độc lập tư pháp như sau: “Khi xét xử,

Thẩm phản và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” (Điều 130). Với nội dung này, nguyên tắc độc lập tư pháp đã được hiểu theo nghĩa hẹp, có nghĩa là chỉ khi thực hiện xét xử tại phiên tòa thi thẩm phán và hội thẩm mới độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Quy định của Hiến pháp năm 2013 đã mở rộng hon phạm vi của nguyên tắc, với nghĩa là thẩm phản, hội thẩm độc lập trong suốt quá trình thực hiện chức năng xét xử, không chỉ khi xét xử mà cả khi tiến hành các hoạt động tố tụng khác. Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 2013 cũng nhấn mạnh “nghiêm cẩm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phản, Hội thẩm ” (khoản 2 Điều 103). Mặc dù quy định này chưa được cụ thể hóa đầy đủ trong các luật có liên quan song có thể thấy về tổng thể nội dung của nguyên tắc độc lập tư pháp đã được mở rộng và nhấn mạnh trong Hiến pháp năm 2013 hon nhiều so với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo