Hướng dẫn cách hạch toán thuế nhà thầu theo thông tư 200

Trong số các loại thuế hiện nay thì thuế nhà thầu được đánh giá là loại thuế phức tạp và cần độ tỉ mỉ cao khi thực hiện các nghiệp vụ liên quan. Thực tế ngay cả những cán bộ thuế làm việc và tiếp xúc với loại thuế này đôi khi cũng phải “đau đầu” chứ không chỉ nguyên kế toán thuế tại các doanh nghiệp. Cụ thể, nghiệp vụ hạch toán thuế nhà thầu gây ra nhiều khó khăn cho người làm kế toán. Vậy hạch toán thuế nhà thầu theo thông tư 200 như thế nào? Bài viết dưới đây của ACC sẽ hướng dẫn bạn đọc cách hạch toán thuế nhà thầu theo thông tư 200.

Thủ Tục Hoàn Thuế Nhập Khẩu đối Với Hàng Xuất Trả, Tái Xuất 1

Hạch toán thuế nhà thầu theo thông tư 200

1. Tổng quan về thuế nhà thầu

Thực chất, thuế nhà thầu là loại thuế được Nhà nước ban hành để áp dụng lên đối tượng nhà thầu nước ngoài (bao gồm cả nhà thầu chính và nhà thầu phụ) nên về cơ bản thì thuế nhà thầu vẫn bao gồm các sắc thuế thông thường như thuế giá trị gia tăng – VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp – CIT hoặc thuế thu nhập cá nhân. 

Thuế nhà thầu là khoản thu đánh vào cá nhân, tổ chức nước ngoài có kinh doanh và phát sinh thu nhập tại lãnh thổ Việt Nam thông qua cá nhân, tổ chức Việt Nam. 

2. Đối tường chịu thuế nhà thầu

Tổ chức, cá nhân nước ngoài:

  • Kinh doanh tại Việt Nam: Có hoạt động kinh doanh, phát sinh doanh thu tại Việt Nam.
  • Có thu nhập phát sinh tại Việt Nam: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ,... phát sinh tại Việt Nam.

3. Công thức tính thuế nhà thầu

Công thức tính thuế nhà thầu phụ thuộc vào loại thuế và phương pháp tính thuế áp dụng:

  • Tính theo giá NET: giá trị hợp đồng chưa bao gồm thuế
Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu
Thuế TNDN = Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN
  • Tính theo giá GROSS: giá trị hợp đồng bao gồm thuế
Thuế GTGT = Giá trị trên hợp đồng x Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu
Thuế TNDN = (Giá trị hợp đồng – thuế GTGT) x Tỷ lệ thuế TNDN
  • Tính theo trị giá hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT (thuế TNDN nhà thầu chịu) 
Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu
Thuế TNDN = Giá trị hợp đồng x Tỷ lệ thuế TNDN

Trong đó, công thức tính doanh thu tính thuế GTGT:

Doanh thu tính thuế = (Giá trị hợp đồng) / (1 – Tỷ lệ % tính thuế GTGT trên doanh thu)

Với mỗi cách tính thuế nhà thầu sẽ có cách hạch toán riêng cho từng trường hợp.

4. Hướng dẫn hạch toán thuế nhà thầu theo thông tư 200

Thuế thu nhập doanh nghiệp nhà thầu nếu tính theo giá NET sẽ được tính là chi phí hợp lý được trừ; thuế thu nhập doanh nghiệp nhà thầu tính theo giá Gross không được tính là chi phí hợp lý và phải theo dõi tại tài khoản 811

  • Khoản chi thuế giá trị gia tăng nhà thầu được khấu trừ và theo dõi tại TK 133

Chi tiết các bút toán hạch toán thuế nhà thầu như sau:

4.1. Cách hạch toán thuế nhà thầu theo thông tư 200 trong trường hợp Hợp đồng giá GROSS

Kế toán doanh nghiệp lần lượt hạch toán:

  • Công nợ và thuế:

Nợ TK 627, 642

Nợ TK 811 – Phản ánh thuế thu nhập doanh nghiệp (do không được tính là chi phí hợp lý được trừ)

Nợ TK 133 – Phản ánh thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

Có TK 331 – giá trị hợp đồng sau khi đã trừ đi thuế nhà thầu

Có TK 3338 – thuế nhà thầu phải nộp

  • Sau khi nộp thuế:

Nợ TK 3338

Có TK 112

4.2. Cách hạch toán thuế nhà thầu theo thông tư 200 với trường hợp hợp đồng tính theo giá NET

Kế toán viên lần lượt hạch toán:

  • Nợ phải trả nhà thầu nước ngoài:

Nợ TK 627, 642: Giá trị hợp đồng

Có TK 331 Giá trị hợp đồng

  • Thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp:

Nợ TK 133: Số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

Nợ TK 627, 642: Số thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 3338: Phản ánh tổng số thuế giá trị gia tăng và số thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Sau khi nộp thuế:

Nợ TK 3338

Có TK 111,112

4.3. Cách hạch toán thuế nhà thầu theo thông tư 200 trong trường hợp hợp đồng chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng

Ở trường hợp này, thuế thu nhập doanh nghiệp do nhà thầu chịu

Kế toán viên lần lượt hạch toán:

  • Công nợ và thuế:

Nợ TK 627, 642 – Giá trị hợp đồng trừ đi thuế giá trị gia tăng nhà thầu

Nợ Tk 811 – Phản ánh thuế thu nhập doanh nghiệp

Nợ TK 133 – Phản ánh thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

Có TK 331 – Giá trị hợp đồng trừ đi thuế giá trị gia tăng nhà thầu

Có TK 3338

  • Sau khi nộp thuế:

Nợ TK 3338

Có TK 111,112

5. Ví dụ về cách hạch toán thuế nhà thầu theo thông tư 200

Giả sử thông tin hợp đồng và có kết quả tính như sau

  • Giá trị hợp đồng: 1000
  • VAT: 90
  • CIT: 110

Hướng dẫn hạch toán:

TH 1: Nếu hợp đồng là NET:

  • Hạch toán công nợ:

Nợ TK 627, 642 1000

Có TK 331 1000

  • Hạch toán thuế VAT và CIT:

Nợ TK 133 90 (Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ)

Nợ TK 627; 642 110 (Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính vào CP tính thuế thu nhập doanh nghiệp)

Có TK 3338 200

  • Hạch toán nộp thuế:

Nợ Tk 3338 200

Có TK 112 200

TH2: Nếu hợp đồng là GROSS

  • Hạch toán công nợ và thuế:

Nợ TK 627, 642 800

Nợ TK 811       110 (Thuế thu nhập doanh nghiệp ko được tính vào CP tính thuế thu nhập doanh nghiệp)

Nợ TK 133           90 (Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ)

Có TK 331     800

Có TK 3338     200

  • Hạch toán nộp thuế:

Nợ Tk 3338 200

Có TK 112 200

TH3: Nếu hợp đồng là chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (Thuế thu nhập doanh nghiệp do nhà thầu chịu)

  • Hạch toán công nợ và thuế:

Nợ TK 627, 642 890

Nợ TK 811       110 (Thuế thu nhập doanh nghiệp ko được tính vào chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp)

Nợ TK 133           90 (Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ)

Có TK 331     890

Có TK 3338     200

  • Hạch toán nộp thuế:

Nợ Tk 3338 200

Có TK 112 200

6. Mọi người có thể hỏi

1. Nội dung hạch toán thuế nhà thầu bao gồm những gì?

  • Thuế GTGT:
    • Hạch toán vào tài khoản 333 "Thuế giá trị gia tăng phải nộp".
    • Phân biệt trường hợp nhà thầu chịu trách nhiệm nộp thuế GTGT và trường hợp bên Việt Nam chịu trách nhiệm nộp thuế GTGT.
  • Thuế TNDN:
    • Hạch toán vào tài khoản 338 "Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp".
    • Phân biệt trường hợp nhà thầu chịu trách nhiệm nộp thuế TNDN và trường hợp bên Việt Nam chịu trách nhiệm nộp thuế TNDN.
  • Thuế khác:
    • Hạch toán vào tài khoản 339 "Các khoản thuế, phí khác phải nộp".

2. Lưu ý gì khi hạch toán thuế nhà thầu?

  • Cần căn cứ vào hợp đồng giữa doanh nghiệp Việt Nam và nhà thầu để xác định trách nhiệm nộp thuế.
  • Cần hạch toán đầy đủ và chính xác các khoản thuế liên quan đến nhà thầu.
  • Cần lưu giữ đầy đủ các chứng từ liên quan đến việc hạch toán thuế nhà thầu.

Trên đây là hướng dẫn của ACC về cách hạch toán thuế nhà thầu theo thông tư 200. Mong rằng có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về loại thuế khá là khó này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau: Website: accgroup.vn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo