Đơn vị hạch toán phụ thuộc là gì? [Cập nhật 2024]

Trong quá trình thành lập chi nhánh, doanh nghiệp có lựa quyền chọn đơn vị hạch toán cho chi nhánh đó, có thể là đơn vị hạch toán là độc lập hay phụ thuộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về hạch toán phụ thuộc. Vậy hạch toán phụ thuộc là gì? Hạch toán phụ thuộc và hạch toán độc lập có gì khác nhau không? Bài viết hôm nay Công ty Luật ACC sẽ giải đáp rõ thắc mắc của quý bạn đọc.

hạch toán phụ thuộc là gì
Hạch toán phụ thuộc là gì?

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ - CP quy định về đăng kí doanh nghiệp;
  • Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp;
  • Thông tư 39/2014/TT- BTC hướng dẫn thi hành nghị định 51/2010/ NĐ-CP và nghị định 04/2014/NĐ- CP về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ.

2. Hạch toán phụ thuộc là gì?

Hạch toán phụ thuộc là chế độ tài chính của chi nhánh hoàn toàn phụ thuộc và công ty mẹ. Chi nhánh chỉ tập hợp chứng từ, cuối tháng gửi về công ty chính để kê khai và quyết toán thuế. Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Chi nhánh hoàn toàn có quyền lựa chọn đơn vị hạch toán phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nếu hạch toán độc lập là chế độ tài chính của chi nhánh hoàn toàn độc lập với công ty mẹ, thì hạch toán phụ thuộc lại là chế độ tài chính của chi nhánh và hoàn toàn phụ thuộc vào công ty mẹ. Chi nhánh chỉ tập hợp chứng từ, cuối tháng gửi về công ty chính để kê khai và quyết toán thuế.

3. Hạch toán độc lập là gì?

Hạch toán độc lập là chế độ tài chính của chi nhánh hoàn toàn độc lập với công ty mẹ. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại chi nhánh được ghi sổ kế toán tại đơn vị, tự kê khai và quyết toán thuế. Chi nhánh này có con dấu, mã số thuế (13 số).

4. Ưu điểm và nhược điểm của hạch toán phụ thuộc gì?

Ưu điểm: Hạch toán phụ thuộc có thể làm giảm thiểu một số công việc kế toán như lập các loại báo cáo. Như đã nói ở phần 1, chi nhánh chỉ tập hợp chứng từ, cuối tháng gửi về công ty chính để kê khai và quyết toán thuế. Qua đó, việc lập báo cáo và trình lên doanh nghiệp chi nhánh hạch toán độc lập không phải thực hiện mà do chính doanh nghiệp đó thực hiện luôn. Chi nhánh chỉ thực hiện công việc duy nhất là tập hợp chứng từ và gửi về cho công ty chính.

Nhược điểm: Chi nhánh sẽ khó khăn trong việc quản lý chi phí, lỗ lãi, và các chứng từ liên quan. Bản chất của chi nhánh phụ thuộc là hoàn toàn phụ thuộc vào công ty mẹ. Và thực hiện công việc là tập hợp chứng từ và nộp cho công ty mẹ. Nên trong trường hợp có sự cố phát sinh về vấn đề chi phí, hoặc lỗ lãi, chi nhánh khó có thể xử lý và gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý.

5. So sánh giữa hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc

5.1. Giống nhau

  • Do công ty mẹ tổ chức bộ máy nhân sự;
  • Vốn kinh doanh của công ty, hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh là của công ty say khi nộp thuế;
  • Hoạt động theo chủ trương, hoặc theo ủy quyền của công ty;
  • Kê khai thuế GTGT độc lập với công ty.

5.2. Khác nhau:

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp

Chi nhánh phụ thuộc: chuyển số liệu, chứng từ doanh thu, chi phí về công ty. Công ty kết hợp số liệu của các chi nhánh khác cùng công ty và hoạt động của công ty để hạch toán và thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chi nhánh hạch toán độc lập: xác định chi phí tính thuế và thu nhập tính thuế, chịu tách nhiệm kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không kể liên quân gì đến hiệu quả kinh doanh của công ty cũng như các chi phí khác trong cùng công ty.

  • Kế toán

Chi nhánh phụ thuộc: số liệu trong sổ sách là một phần của số sách công ty. Đơn vị kế toán của công ty bao gồm bộ phận kế toán các chi nhánh.

Chi nhánh hạch toán độc lập: hạch toán đầy đủ sổ sách, báo cáo tài chính… phòng kế toán hay bộ phận kế toán ở chi nhánh hạch toan độc lập là một đơn vị kế toán theo Luật kế toán.

6. Các câu hỏi thường gặp?

Thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc cần làm những gì?

Khi thành lập chi nhánh, công ty có thể lựa chọn hình thức hạch toán phụ thuộc và cần chú ý những đặc điểm riêng của chi nhánh hạch toán phụ thuộc trong quá trình hoạt động.

Nếu chi nhánh khác tỉnh với trụ sở chính?

+ Kê khai thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng tại chi nhánh;

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp kê khai và quyết toán tại trụ sở chính;

+ Đơn vị kế toán là một bộ phận thuộc công ty;

+ Có thể sử dụng hóa đơn riêng;

+ Chi nhánh hạch toán phụ thuộc sẽ chuyển dữ liệu, chứng từ về trụ sở chính để kê khai và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Kê khai Thuế thu nhập doanh nghiệp ( Thuế TNDN)?

– Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc đó không phải nộp hồ sơ khai thuế TNDN; khi nộp hồ sơ khai thuế TNDN; người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc.

Kê khai thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT)?

– Nếu đơn vị trực hoạt động trên địa bàn khác với trụ sở chính: thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế.

Trên đây là những giải đáp về hạch toán phụ thuộc là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng những nội dung trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn và chính xác về khái niệm hạch toán phụ thuộc là gì và các vấn đề khác có liên quan. Nếu bạn đọc cần sự hỗ trợ tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ thì hãy liên hệ cho chúng tôi thông qua:

• Hotline: 19003330

• Zalo: 084 696 7979

• Gmail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo