Cách hạch toán lợi nhuận trước thuế theo thông tư 133

Lợi nhuận trước thuế hay thu nhập trước thuế (tiếng Anh: Earnings Before Tax, viết tắt: EBT) đo lường hiệu quả tài chính của công ty, được tính toán bằng cách lấy doanh thu trừ chi phí, không bao gồm thuế.. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Cách hạch toán lợi nhuận trước thuế theo thông tư 133.

Cong Thuc Tinh Loi Nhuan Truoc Thue

Cách hạch toán lợi nhuận trước thuế theo thông tư 133

1. Lợi nhuận trước thuế là gì?

Lợi nhuận trước thuế hay còn gọi thu nhập trước lãi vay và thuế (tiếng Anh: earnings before interest and taxes, viết tắt là EBIT) là một chỉ số đánh giá khả năng sinh lời của một công ty. Lợi nhuận trước thuế được xác định bằng doanh thu trừ đi phần chi phí bỏ ra để thực hiện kinh doanh, nhưng không bao gồm thuế và lãi vay phải trả.

Lợi nhuận trước thuế hơi giống với thu nhập hoạt động của công ty vì cả hai đều loại trừ chi phí lãi vay và thuế khi tính. Tuy nhiên, EBIT khác với thu nhập hoạt động vì nó có thể bao gồm thu nhập và chi phí từ các nguồn phi hoạt động, chẳng hạn như chi phí khấu hao và tái cấu trúc.

Lợi nhuận trước thuế thường được sử dụng trong các báo cáo tài chính, báo cáo thu nhập giao dịch, có lãi hay thua lỗ của các doanh nghiệp.

Bởi vì đã loại bỏ lãi vay và thuế, nên việc kiểm tra lợi nhuận trước thuế có thể cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty hơn là xem xét thu nhập ròng. Dựa trên kết quả đó, người ta mới đánh giá được doanh nghiệp đó kinh doanh có lãi hay không có lãi và lãi bao nhiêu.

Nhờ lợi nhuận trước thuế mà chủ đầu tư nắm được khả năng tạo lợi nhuận của công ty và dễ dàng giúp người đầu tư so sánh các công ty với nhau. Từ đó quyết định đầu tư hay không đầu tư vào 1 doanh nghiệp và giám sát mô hình vận hành trong nội bộ doanh nghiệp khi quyết định đầu tư.

Tuy nhiên, EBIT có thể là một chỉ số gây hiểu lầm cho các công ty mắc nợ cao hoặc những công ty có số lượng tài sản cố định lớn.

2. Cách hạch toán lợi nhuận trước thuế theo thông tư 133

Kế toán sẽ sử dụng TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh trong cách hạch toán kế toán trước thuế

2.1. Nội dung và kết cấu TK 911 như sau:

Bên Nợ:

– Giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, và dịch vụ trong kỳ

– Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

– Chi phí hoạt động tài chính,

– Chi phí khác;

– Kết chuyển lãi.

Bên Có:

– Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, và dịch vụ trong kỳ

– Doanh thu hoạt động tài chính

– Các khoản thu nhập khác

– Kết chuyển lỗ

Số dư: Tài khoản 911 –không có số dư.

2.2. Phương pháp hạch toán TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

⮚ Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

⮚ Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính

Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

⮚ Kết chuyển các khoản thu nhập khác

Nợ TK 711 – Thu nhập khác

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

⮚ Kết chuyển giá vốn hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán

⮚ Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 635 – Chi phí tài chính

⮚ Kết chuyển các khoản chi phí khác

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 811 – Chi phí khác

⮚ Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (TT133)

3. Đặc trưng và ý nghĩa của chỉ tiêu EBT

EBT là một mục trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (P&L) của công ty. EBT cho biết thu nhập của công ty trong mối liên hệ với giá vốn hàng bán (COGS), lãi vay, khấu hao, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp và các chi phí hoạt động khác được khấu trừ từ tổng doanh thu.

EBT là tiền được giữ lại trong nội bộ của một công ty trước khi trừ chi phí thuế. EBT là thước đo kế toán của lợi nhuận hoạt động và không hoạt động của một công ty.

Tất cả các công ty tính toán EBT theo cách giống nhau, và đó là một "tỉ lệ thuần túy", nghĩa là nó sử dụng các con số được tìm thấy trên báo cáo thu nhập.

Các nhà phân tích và kế toán rút ra EBT thông qua báo cáo tài chính cụ thể đó. Một công ty đầu tiên sẽ ghi nhận doanh thu của nó ở dòng đầu tiên.

Ví dụ:

Nếu một công ty bán 30 sản phẩm với giá 1.000 đô la/sản phẩm trong tháng 1, doanh thu của công ty trong khoảng thời gian này là 30.000 đô la. Công ty tốn 100 đô la để sản xuất một sản phẩm, do đó giá vốn hàng bán trong tháng 1 là 3.000 đô la. Điều này có nghĩa là doanh thu thuần của công ty là 27.000 đô la (30.000 - 3.000 = 27.000).

Sau khi một công ty xác định doanh thu thuần, công ty sẽ tính tất cả các chi phí hoạt động cùng nhau và trừ đi con số đó từ tổng doanh thu. Chi phí hoạt động của một công ty có thể bao gồm mọi chi phí liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, chẳng hạn như tiền lương, tiền công, tiền thuê nhà và các chi phí khác.

Nếu công ty là một công ty công nghệ có vốn đầu tư đáng kể vào nguồn nhân lực, công ty có thể tốn 10.000 đô la một tháng để trả lương và tiền thuê hàng tháng là 1.000 đô la.

Từ đó ta xác định được thu nhập thu được trước lãi vay, thuế, và khấu hao (EBITDA) là 16.000 đô la. (27.000 - 11.000 = 16.000)

Giả sử công ty không sở hữu tài sản vật chất và thay vào đó chọn thuê máy tính và không gian máy chủ từ Amazon, thu nhập của công ty trước lãi vay và thuế (EBIT) cũng sẽ bằng 16.000 đô la. Nếu nó có 1.000 đô la chi phí lãi vay hàng tháng, thì EBT của nó sẽ là 15.000 đô la.

4. Có được chia lợi nhuận trước thuế không?

Luật Doanh nghiệp 2020 không có quy định về việc chia lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên, thông thường các doanh nghiệp chỉ thực hiện chia lợi nhuận sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ thanh toán nợ và đóng thuế TNDN. Sau khi thực hiện các nghĩa vụ trên, phần lợi nhuận còn lại chính là lợi nhuận sau thuế.

Khi đó, nếu lợi nhuận sau thuế dương thì doanh nghiệp làm ăn có lãi và các cổ đông sẽ được chia cổ tức. Nếu lợi nhuận sau thuế âm hoặc bằng 0 thì doanh nghiệp đang kinh doanh không hiệu quả, và tất nhiên doanh nghiệp không có lợi nhuận để chia cho cổ đông.

Như vậy, trong mọi trường hợp, việc phân chia lợi nhuận cho cổ đông được thực hiện cuối cùng, sau khi doanh nghiệp đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ trả nợ và nộp thuế cho nhà nước.

Điều này có nghĩa là không được chia lợi nhuận trước thuế – doanh nghiệp chỉ chia lợi nhuận sau thuế khi mức lợi nhuận này dương. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp quyết định không chia lợi nhuận sau thuế cho cổ đông mà sử dụng số tiền đó để tái đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Cách hạch toán lợi nhuận trước thuế theo thông tư 133. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo