1. Khi nộp tờ khai thuế môn bài
- Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200:
Nợ 6425: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có 3339: Số tiền lệ phí môn bài phải nộp
- Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133:
Nợ 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có 3339: Số tiền lệ phí môn bài phải nộp
Lưu ý 3: Theo quy định của pháp luật, từ 01/01/2017, “môn bài” là một khoản lệ phí. Do đó, khi hạch toán lệ phí môn bài (hay thường được gọi trong giao tiếp là thuế môn bài), kế toán cần sử dụng tài khoản 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.
2. Khi nộp tiền vào ngân sách nhà nước (căn cứ giấy nộp tiền hạch toán)
Nợ 3339: Số tiền lệ phí môn bài phải nộp
Có 111 hoặc 112: Số tiền thực nộp vào ngân sách nhà nước
3. Hạch toán phạt chậm nộp thuế môn bài
Nếu chậm nộp tờ khai lệ phí môn bài hoặc chậm nộp lệ phí môn bài, doanh nghiệp sẽ phải chịu một khoản phạt chậm nộp. Xem thêm cách tính tiền chậm nộp thuế tại đây. Lưu ý rằng khoản phạt chậm nộp này sẽ không được tính là chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.
a) Bút toán tính tiền phạt chậm
Nợ 811: Chi phí khác
Có 3339: Số tiền phạt chậm nộp
b) Bút toán nộp tiền phạt chậm
Nợ 3339: Số tiền phạt chậm nộp
Có 111/112: Số tiền phạt đã nộp vào ngân sách nhà nước
Để tránh trường hợp phải nộp phạt tiền chậm nộp tiền thuế, kế toán cần phải chú ý nộp đúng thời hạn các loại tờ khai và tiền thuế phải nộp. Hiện nay, một số phần mềm kế toán như MISA AMIS, MISA SME đã có tính năng nhắc nhở kế toán các công việc định kỳ, trong đó có nhắc nhở lịch kê khai nộp thuế, giúp kế toán không bỏ sót công việc quan trọng và chủ động xử lý các vấn đề phát sinh.
Nội dung bài viết:
Bình luận