Nguyên lãnh đạo Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) thực hiện không đúng quy định trong việc bán xe ô tô và mua nguyên liệu chì gây thất thoát hơn 76 tỷ đồng. Kết thúc phiên xét xử sơ thẩm chiều qua (12/6), TAND TP.Hà Nội đã quyết định tuyên phạt bị cáo Trần Ngọc Hà - nguyên Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Máy và Động lực Việt Nam ( Veam)) bị phạt 3 năm tù về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Tổng hợp mức án với vụ án trước, nguyên Chủ tịch Veam phải chấp hành hình phạt chung là 11 năm tù.
Cùng tội danh, Nguyễn Đức Toàn - nguyên Phó giám đốc Nhà máy ô tô Veam (VM) bị phạt 7 năm tù. Tính cả bản án cũ, bị cáo Toàn phải chấp hành tổng hình phạt là 11 năm tù. Đồng cảnh ngộ, Phạm Vũ Hải - nguyên phó tổng giám đốc Veam, nguyên giám đốc nhà máy ô tô Veam cũng phải lĩnh án. Trước năm 2017, Veam có vốn đăng ký 2.372 tỷ đồng, là công ty 100% vốn Nhà nước. Nhà máy ô tô Veam (VM) là Chi nhánh hạch toán phụ thuộc, hoạt động theo ủy quyền của Veam, chuyên sản xuất, lắp ráp và kinh doanh các loại xe tải, xe chuyên dùng, xe bus...
Bị cáo Trần Ngọc Hà (ngoài cùng, bên trái) cùng các đồng phạm tại phiên tòa.
Hành vi phạm tội của các bị cáo xảy ra trong thời kỳ Veam còn là công ty đại chúng. Các bị cáo đã không tuân thủ pháp luật và các quy định của Veam khi bán xe ô tô do VM sản xuất và mua vật tư săm, lốp, vè chắn bùn qua trung gian gây thiệt hại cho Veam hơn 76 tỷ đồng.
Cụ thể, VM bắt đầu sản xuất, lắp ráp xe tải các loại từ tháng 9/2009. Để tiêu thụ sản phẩm, VM xây dựng hệ thống kênh phân phối xe bao gồm các đại lý cấp 1 và cấp 2 trên cả nước. Theo quy chế đại lý do Veam ban hành, giá bán đại lý cần được quy định và thống nhất cho toàn bộ hệ thống đại lý. Mọi việc phát sinh ngoài quy định của giám đốc nhà máy đều phải báo cáo và được tổng giám đốc phê duyệt mới được thực hiện.
Trong các năm 2016, 2017, 2018, cùng một dòng xe, cùng một mẫu mã, VM đã quyết định và ký 29 hợp đồng, bán 2.387 xe tải cho 16 đại lý dưới hình thức bán hàng giảm giá, bán sai biểu phí.
Giá bán lô hàng này là 1,036 tỷ đồng nhưng VM đã bán thấp hơn giá quy định 69,6 tỷ đồng, làm tăng chi phí vận chuyển 2,8 tỷ đồng.
Các bị cáo Phạm Vũ Hải và Nguyễn Đức Toàn đã tự ý quyết định bán số lượng lớn ô tô dưới giá quy định gây thiệt hại cho Veam hơn 72 tỷ đồng. Ngoài ra, khi các công ty cung ứng vật tư săm, lốp, vè chắn bùn… như CTCP Cao su Sao Vàng (SRC), CTCP Công nghiệp Cao su Miền Nam (Casumina) đề nghị hoặc muốn tăng nguồn cung, Trần Ngọc Hà và Phạm Vũ Hải buộc phải bán hàng qua trung gian để “nâng cao chất lượng dịch vụ” .
Vì vậy, SRC phải bán cho VM thông qua Công ty TNHH ô tô xe máy Liên Anh, còn Casumina bán qua Công ty TNHH Máy Nông Thủy Sản.
Trong đó, Công ty Liên Anh có sáu thành viên góp vốn gồm anh chị Trần Ngọc Hà. Còn Trần Thị Thanh là em ruột của Trần Ngọc Hà là người đại diện theo pháp luật của Công ty Nông thủy sản.
Công ty Liên Anh bán nguyên vật liệu cho VM với giá bằng với giá mua của SRC và sẽ nhận được khoản chiết khấu riêng từ SRC từ 8-20% doanh thu hàng năm. SRC cho biết, nếu VM đàm phán và ký kết trực tiếp, công ty sẽ chiết khấu cho VM thay vì chiết khấu qua trung gian.
Còn Casumina dành 9% hoa hồng bán hàng cho Công ty Nông thủy sản. VM phải trả cho Công ty Nông thủy sản 1-2% doanh số.
Cáo trạng xác định, VM có đủ điều kiện đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán trực tiếp nguyên vật liệu với các nhà cung cấp nhằm hưởng chính sách tốt nhất, chế độ giá tốt nhất. Việc mua VM qua trung gian khiến Veam lỗ hơn 4,1 tỷ đồng. Trước vụ án này, bị cáo Trần Ngọc Hà đã bị TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên phạt 8 năm tù và Nguyễn Đức Toàn cũng bị tuyên phạt 4 năm tù về cùng tội “Vi phạm quy định quản lý, sử dụng tài sản” gây thất thoát, lãng phí của Nhà nước”, vụ án khác gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng 7 năm tù.
Nguồn: Báo An ninh Thủ đô
Nội dung bài viết:
Bình luận