Để thực hiện được hoạt động sản xuất, kinh doanh thì một vấn đề quan trọng không thể không nhắc đến là vốn. Ngày này nó càng ngày trở thành yếu tố cực kì quan trọng trong nền kinh tế hiện đại. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì lượng nguồn vốn ngày càng lớn và trở thầnh yếu tố quyết định quyết định tính cạnh tranh. Vậy đối với doanh nghiệp hay công ty thì thủ tục góp vốn như thế nào? Hay thủ tục góp vốn tại doanh nghiệp tư nhân được tiến hành như thế nào đúng quy định của pháp luật? Thủ tục góp vốn của các thành viên phải thực hiện như thế nào? Chắc hẳn có rất nhiều người đã và đang đặt ra những câu hỏi như này hoặc tương tự. Vậy mời quý khách theo dõi bài viết dưới đây của ACC để hiểu rõ hơn về vấn đề Thủ tục góp vốn vào công ty được thực hiện như thế nào?
Thủ tục góp vốn vào công ty
1. Góp vốn là gì?
Theo khoản 18 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020, góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
Vậy để góp vốn đăng ký kinh doanh hay hoàn thiện thủ tục góp vốn vào doanh nghiệp ngay cả khi doanh nghiệp đã được thành lậpthì công việc chính của các công ty, doanh nghiệp cần làm chính là việc đi góp tài sản
2. Tài sản góp vốn
Để có thể góp vốn theo đăng ký kinh doanh thì tài sản có thể góp vốn khi thực hiện thủ tục góp vốn điều lệ cần có là gì? Mời quý khách theo dõi các thông tin chính như sau:
Căn cứ Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản góp vốn được quy định như sau:
“1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.”
Như vậy căn cứ vào những quy định phía trên, vốn góp phải là tài sản được liệt kê theo quy định trên hoặc tài sản khác được định giá bằng Đồng Việt Nam. Hiện nay, pháp luật doanh nghiệp không quy định số vốn tối thiểu phải góp vào công ty là bao nhiêu mà sẽ tuỳ thuộc vào nhu cầu của mỗi công ty. Tuy nhiên, một số ngành, nghề kinh doanh có yêu cầu phạt đạt đủ số vốn góp tối thiểu (vốn pháp định) mới được phép hoạt động kinh doanh.
3. Thỏa thuận về việc góp vốn thành lập doanh nghiệp
Nếu trong trường hợp cần thực hiện thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp thì tấtcả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, nếu không thuộc đối tượng không được quyền góp vốn theo quy định của Luật Doanh nghiệp đều có quyền góp vốn, mua cổ phần với mức không hạn chế tại doanh nghiệp theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp. Trước khi góp vốn thành lập doanh nghiệp, các bên cần đàm phán với nhau về cách thức góp vốn, tài sản góp vốn, cách thức vận hành sản xuất kinh doanh và quyền lợi thụ hưởng của mỗi bên. Nếu hai bên cùng đồng nhất với nhau từ đầu về các cách thức hoạt động thì việc này giúp tránh những tranh chấp có thể xảy ra sau này.
4. Định giá tài sản
Trong quá trình thực hiện thủ tục góp vốn kinh doanh thì việc định giá tài sản là việc làm cần thiết. Về bước thực hiện này đã được viết rõ trong bài viết dưới đây để các bạn tham khảo.
Xem chi tiết: Thủ tục định giá tài sản
5. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
Trong bước thực hiện tiếp theo của trình tự thủ tục góp vốn vào doanh nghiệp thì để đảm bào ốn góp từ các thành viên, cổ đông phải được chuyển quyền sở hữu hợp pháp sang cho công ty.
Căn cứ Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên công ty TNHH, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo các trường hợp sau:
Trường hợp 1
Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
Trường hợp 2
Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản
6. Có phải góp đủ số vốn góp mà công ty đăng ký không?
Đối với công ty TNHH, thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đối với công ty cổ phần, các cổ đông cũng phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.
7. Thành viên, cổ đông công ty không góp đủ vốn thì giải quyết như thế nào?
Nếu trong thời hạn quy định trên, công ty không nhận đủ số vốn góp từ thành viên hoặc cổ động thì công ty phải mua lại số sổ phần của cổ đông (đối với riêng công ty cổ phần) hoặc làm thủ tục giảm vốn điều lệ tương ứng với số vốn góp thực tế tại thời điểm thực hiện thủ tục.
Trường hợp công ty không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn điều lệ như đã đăng ký thì căn cứ khoản 3 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP trong quá trình thực hiện thủ tục góp vốn của doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.
Trên đây là một số chia sẻ về thủ tục góp vốn vào công ty. Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo:
Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận