Thủ tục góp vốn mua chung đất (Cập nhật 2024)

Đất là tư liệu sản xuất, là miếng cơm manh áo của người dân. Đây cũng là nguồn vốn, nguồn lực to lớn để phát triển đất nước thông qua những kênh huy động vốn như thế chấp, góp vốn… Theo đó thị trường quyền sử dụng đất cùng nhiều thị trường khác đã góp phần đồng bộ trong nền kinh tế thị trường của đất nước ta hiện nay. Trong hoàn cảnh sống hiện nay, có nhiều người mong muốn mua đất nhưng không đủ tiền mà phải hợp với bạn bè hoặc người thân trong gia đình để có thể mua đất mà mình ưng ý. Vậy việc góp vốn này cũng như Thủ tục góp vốn mua chung đất sẽ diễn ra như nào? Sau đây ACC sẽ cung cấp thông tin về về thủ tục này đến với quý khách.

mua-chung-dat

Thủ tục góp vốn mua chung đất

1. Khái quát về sở hữu chung với tài sản

Căn cứ theo quy định tại Luật dân sự 2015

- Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

- Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.

-  Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.

Trong trường hợp thực hiện thủ tục góp vốn mua chung đất  thì đây là trường hợp về sở hữu chung theo phần, mỗi người góp một phần vốn để có thể có quyền sở hữu với đất mà mình muốn mua.

2. Chủ thể trong góp vốn mua đất

Mua chung đất tức là cùng nhau nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cả nhiều ngườie theo một tỷ lệ nhất định do các bên tự thỏa thuận hoặc dựa trên số tiền chung vốn mua đất. Và vì thế theo thỏa thuận giữa các bên nếu cùng đứng tên quyền sử dụng đất thì sổ hồng sẽ đứng tên cả nhiều người hoặc các bên thỏa thuận chỉ một người đứng và người còn lại không đứng tên nhưng giữa hai bên có lập văn bản thỏa thuận về vấn đề này để đảm bảo quyên lợi cho người không đứng tên.

Căn cứ vào Khoản 2 điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

“Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người một Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện”.

Ở đây, những người cùng góp vốn đều có quyền thỏa thuận đứng tên sổ hồng chứ không chỉ có một người đứng nhằm đảm bảo cho cả hai. Sau đó thì việc thế chấp vay tín dụng vẫn do tất cả cùng đứng tên vay và thế chấp đều được, hồ sơ phải có đầy đủ chữ ký của những người đó với điều kiện họ cùng cam kết trả nợ ngân hàng.

3. Thủ tục góp vốn mua chung đất

3.1 Hợp đồng góp vốn

- Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Trong thủ tục góp vốn mua chung đất thì hợp đồng góp vốn với quyền sử dụng đất phải thể hiện ý chí thỏa thuận giữa các bên có thể công chứng, chứng thực hoặc không. Do vậy, nếu không vi phạm các quy định của pháp luật làm cho giao dịch dân sự đó bị vô hiệu (do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội; do giả tạo; do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện; do bị nhầm lẫn; do bị lừa dối, đe dọa hoặc do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

3.2 Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa chủ sử dụng cũ và người được cử ra giao dịch có quy định cụ thể bên mua là một cá nhân đại diện cho nhiều cá nhân cùng góp vốn mua hoặc nhiều cá nhân cùng có tên trong hợp đồng.  Ngoài ra, còn có thể có thêm các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan như giấy giao, nhận tiền giữa các bên góp vốn cho người đi giao dịch...

3.3 Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất,

Với thủ tục góp vốn mua chung đất thì để chứng minh sở hữu chung thì cần cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì trên Giấy chứng nhận phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sở hữu và cấp cho mỗi người một Giấy chứng nhận, và nếu các chủ sở hữu có yêu cầu khác thì sẽ được cấp chưng một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

Trên đây là một số chia sẻ về Thủ tục góp vốn mua đất Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo:

Email: [email protected]

Hotline: 1900 3330

Zalo: 084 696 7979

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo