Chị Ngọc có thắc mắc:
thứ 1. Vào năm ngoái tôi có góp vốn cùng 2 anh bạn (giả sử A,B) thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên . tôi và B góp 500tr tiền mặt, A góp bằng quyền sở hữu nhà đất, lúc đó giá trị là 1 tỷ. công ty tôi đã đăng ký kinh doanh đoàng hoàng. tuy nhên. hiện nay giá đất đã lên đến 2 tỷ. A ngỏ lời muốn rút lại ngôi nhà của mình( hiện đang được chúng tôi sử dụng làm trụ sở chính) và thay vào là góp 1 tỷ 500 triệu. nếu tôi và B đồng ý liệu có sai phạm gì không.
thứ 2. nếu không phải là người đại diện theo pháp luật mà lợi dụng danh nghĩa công ty ký kết hợp đồng kinh tế với giá trị lớn hơn 50% giá trị tài sản của công ty với công ty khác, gây thiệt hại đối với công ty. trường hợp này công ty tôi có được kiện người ký kết hợp đồng và có phải chịu trahcs nhiệm về sai phạm hợp đồng do người đó ký không
Luật sư giải đáp:
Chào bạn!
Vấn đề bạn thắc mắc, tôi giải đáp như sau:
Thứ nhất, A có quyền rút lại ngôi nhà của mình và thay vào đó là góp 1 tỷ 500 triệu đồng nếu bạn và B đồng ý. Để thực hiện việc thay đổi này, công ty bạn cần làm một thủ tục đó là thay đổi đăng ký kinh doanh với nội dung là thay đổi vốn điều lệ của công ty. Kèm theo Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh phải có Quyết định của hội đồng thành viên công ty bạn về việc thay đổi vốn điều lệ của công ty.
Thứ hai, trường hợp hợp đồng được ký kết bởi người không phải người đại diện hợp pháp của công ty (cũng không được đại diện hợp pháp của công ty ủy quyền) mà lấy danh nghĩa của công ty để ký kết hợp đồng thì hợp đồng này sẽ trở nên vô hiệu. Và khi đóc công ty bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu người đã ký kết hợp đồng bồi thường thiệt hại.
Trên đây là nội dung giải đáp của LS dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Tuy nhiên để được tư vấn cụ thể hơn, chi tiết hơn bạn có thể gửi thêm tài liệu hoặc đến gặp trực tiếp Luật sư tại công ty Luật Thành đô.
Mọi vướng mắc xin vui lòng liên hệ Công Ty Luật Thành Đô để được tư vấn miễn phí.
Chúc bạn thành công!
Trân trọng!
Luật sư 2 giải đáp:
Chào bạn,
Theo nội dung mà bạn cung cấp, tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, về việc lấy lại nhà để ở và thay bằng 1,5 tỷ:
Căn cứ theo điều 39 LDN
Điều 39. Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
1. Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết. Trường hợp thành viên thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết thì phải được sự nhất trí của các thành viên còn lại; công ty thông báo bằng văn bản nội dung thay đổi đó đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chấp thuận sự thay đổi.
Nên việc thay đổi loại tài sản đã góp tức là từ BDS thành tiền mặt chỉ được thực hiện khi chưa góp đủ vốn điều lệ. Theo tôi thấy,c ông ty bạn đã hoạt động từ lâu thì chắc đã góp đủ vốn điều lệ, căn nhà đã được chuyển thành tài sản của Công ty rôi.
DO đó, không thể thực hiện việc chuyển đổi tài sản góp vốn được. Để thực hiện yêu cầu của A, có thể thực hiện bằng việc bán tài sản là căn nhà lại cho A với giá 1,5 tỷ. Tỷ lệ vốn góp của các thành viên vẫn không thay đổi.
Thứ 2, Đối với hợp đồng do thành viên không phải là đại diện của Công ty:
Theo quy đinh tại điều 42 LDN
5. Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây:
a) Vi phạm pháp luật;
b) Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác;
c) Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.
Cũng chưa chắc đã vô hiệu theo tư vấn của Luật sư nêu trên, còn căn cứ vào thực tế của vụ việc, bạn có thể tham khỏa quy định tại điều 145 BLDS.
Trân trọng.
Nội dung bài viết:
Bình luận