Để gia nhập thị trường, doanh nghiệp cần phải có những điều kiện tối thiếu như là tài sản cố định, công cụ dụng cụ, tuyển dụng lao động, quảng cáo, tiếp thị. Trong đó vốn là tư liệu sản xuất đảm bảo tính sống còn cho các hoạt động của doanh nghiệp. Và việc góp vốn vào doanh nghiệp cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm đông đảo của nhiều người. Đặc biệt đối với giấy nợ thì có thể góp vốn không, nếu ccó thể góp vốn thì Thủ tục góp vốn bằng giấy nhận nợ sẽ diễn ra như thế nào. Do vậy để trả lời các câu hỏi nêu trên mời các bạn theo dõi bài viết của ACC dưới đây.
Thủ tục góp vốn bằng giấy nhận nợ
1. Khái niệm về giấy nợ và góp vốn bằng giấy nhận nợ
Căn cứ vào quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 thì:
“Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Và điều 115 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền tài sản:
“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”
Còn giấy nhận nợ có thể hiểu là khế ước nhận nợ. Nó là văn bản thỏa thuận xác nhận nghĩa vụ trả nợ của cá nhân, doanh nghiệp đối với bên cho vay tiền, bên bán hàng hoặc ngân hàng nhằm đảm bảo các vấn đề về mặt pháp lý, tránh những tranh chấp xảy ra sau này. Giấy nhận nợ là văn bản kèm theo và không thể tách rời hợp đồng cho vay.
Như vậy giấy nhận nợ là văn bản ghi nhận quyền tài sản, hay nói cách khác giấy nhận nợ cũng chính là tài sản. Đồng thời theo quy định pháp luật Doanh nghiệp 2020 thì góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập. Do đó giấy nhận nợ cũng là một loại tài sản góp vốn cho công ty.
2. Chủ thể góp vốn bằng giấy nhận nợ
Theo Khoản 3 Điều 17 Luật Doanh Nghiệp 2020:
“3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.”
Theo quy định trên thì các cá nhân, tổ chức có quyền góp vốn và có thể dùng giấy ghi nợ để góp vốn. khi đó cá nhân, tổ chức sẽ không phải là cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, không thuộc đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.
3. Định giá tài sản.
Trong quá trình thực hiện thủ tục góp vốn bằng giấy nhận nợ thì điều qua trọng là phải xác định được giá trị của tài sản được đem đi góp vốn. Bởi vì giấy nhận cũng là tài sản nên để hiểu rõ hơn về những vấn đề liên quan đến định giá tài sản thì mời các bạn tham khảo bài đọc dưới đây:
Xem thêm: Thủ tục định giá tài sản góp vốn
Căn cứ theo luật doanh nghiệp 2020 thì giấy ghi nợ muốn được góp vốn thì sẽ phải trải qua các bước định giá bên trên dưới sự định giá của thành viên công ty hoặc cổ đông sáng lập.
Như vậy giấy ghi nợ phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn tức giấy ghi nợ phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận. Và tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.
Lưu ý: Khi các thành viên, cổ đông trong công ty chấp nhận việc thực hiện thủ tục góp vốn bằng giấy nhận của các cá nhân tổ chức thì trong trường hợp không đòi được nợ các thành viên, cổ đông sẽ liên đới chịu trách nhiệm.
Trên đây là một số chia sẻ về các vấn đề liên quan đến việc góp vốn và thủ tục góp vốn bằng giấy nhận nợ.Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo:
Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận