Giống nhau giữa khởi tố vụ án và khởi tố bị can

Khái niệm khởi tố là gì? Khởi tố vụ án hình sự là gì? Phân biệt giữa khởi tổ vụ án và khởi tố bị can? Quyền hạn và trình tự, thủ tục đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp?

Hiện nay, khi nền kinh tế đang ngày càng phát triển đã kéo theo nhiều vấn đề tiêu cực phát sinh. Vì vậy, hiện tượng vi phạm pháp luật ngày càng diễn ra phổ biến, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thắc mắc việc vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý theo trình từ như thế nào. Và giai đoạn khởi tố chính là giai đoạn đầu tiên trong quá trình giải quyết một vụ án nào đó.

image001(1)
Giống nhau giữa khởi tố vụ an và khởi tố bị can

1. Khởi tố là gì?

Khởi tố là giai đoạn đầu tiên trong tố tụng hình sự, theo đó cơ quan tư pháp hình sự sẽ tiến hành xác định có (hay không) các dấu hiệu của tội phạm trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Đồng thời cơ quan có thẩm quyền cũng ban hành quyết định về việc khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án hình sự có liên quan tới hành vi này.

Khởi tố hay khởi tố hình sự là giai đoạn tố tụng độc lập, mở đầu các hoạt động điều tra nên nó có chức năng chính là thực hiện nhiệm vụ cụ thể để xác định các tiền đề pháp luật về nội dung và pháp luật về hình thức đối với việc điều tra vụ án hình sự.

Khởi tố bắt đầu từ thời điểm nhận được những thông tin đầu tiên về việc thực hiện hành vi phạm tội và kết thúc bằng quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự có liên quan tới hành vi đó.

Khởi tố vụ án hình sự cũng được xem là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trước khi khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trong giai đoạn tiếp theo là giai đoạn điều tra. Khởi tố hình sự cùng với các giai đoạn tiếp theo trong tố tụng hình sự sẽ góp phần hiệu quả trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong xã hội.

2. Khởi tố vụ án hình sự là gì?

Quá trình giải quyết vụ án hình sự theo quy định của BLTTHS gồm 05 giai đoạn: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, và thi hành bản án, quyết định của Tòa án. V.I. Lênin nói rằng: “Tác dụng ngăn ngừa của hình phạt… hoàn toàn không phải ở chỗ hình phạt đó phải nặng mà ở chỗ đã phạm tội thì không thoát khỏi bị trừng phạt. Điều quan trọng không phải ở chỗ đã phạm tội thì trừng phạt nặng mà là ở chỗ không tội phạm nào không bị phát hiện”. Qua đó có thể thấy được tầm quan trọng của việc phát hiện tội phạm, người phạm tội, hay nói cách khác: tầm quan trọng của giai đoạn khởi tố trong quá trình giải quyết vụ án hình sự

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thì khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu quá trình tố tụng. Giai đoạn này được bắt đầu kể từ khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận nguồn tin về tội phạm (tố giác của công dân; tin báo của cơ quan tổ chức; tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước; cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu phạm tội; người phạm tội tự thú) và kết thúc khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự mà quyết định này không bị hủy bỏ theo quy định của pháp luật.

Quyết định khởi tố vụ án hình sự là văn bản pháp lý kết thúc giai đoạn khởi tố vụ án, bắt đầu giai đoạn điều tra vụ án hình sự, nói cách khác quyết định khởi tố vụ án hình sự là cơ sở pháp lý để tiến hành điều tra. Trong khi quyết định không khởi tố vụ án hình sự là căn cứ chấm dứt mọi hoạt động tố tụng, đình chỉ giải quyết vụ việc.

3. Giống nhau giữa khởi tố vụ án và khởi tố bị can

Khởi tố vụ án Khởi tố bị can
Đối tượng khởi tố Hành vi có dấu hiệu phạm tội Người hoặc pháp nhân có dấu hiệu phạm tội
Căn cứ khởi tố Tại Điều 143 quy định, chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

- Tố giác của cá nhân;

- Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

- Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

Theo khoản 1 Điều 179, sau khi khởi tố vụ án và có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự 2015 quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.
Thẩm quyền ra quyết định khởi tố Căn cứ Điều 153, Có 04 cơ quan có quyền ra quyết định khởi tố vụ án, đó là:

- Cơ quan điều tra;

- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

- Viện kiểm sát;

- Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.

Tại điều 179 quy định, có 03 cơ quan có quyền ra quyết định khởi tố bị can là:

- Cơ quan điều tra;

- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

- Viện kiểm sát.

Giai đoạn ra quyết định khởi tố Theo Điều 153, có 04 giai đoạn tố tụng hình sự có thể ra quyết định khởi tố vụ án là:

- Giai đoạn khởi tố;

- Giai đoạn điều tra;

- Giai đoạn truy tố;

- Giai đoạn xét xử.

Căn cứ Điều 179, có 02 giai đoạn có thể ra quyết định khởi tố bị can là:

- Giai đoạn điều tra;

- Giai đoạn truy tố.

 

4. Mối liên hệ giữa khởi tố vụ án và khởi tố bị can

Sau khi khởi tố vụ án bước vào giai đoạn điều tra thì cơ quan có thẩm quyền mới điều tra căn cứ xác định các yếu tố cấu thành tội phạm để có căn cứ khởi tố bị can. Vì vậy, quyết định khởi tố vụ án hình sự thường có trước quyết định khởi tố bị can.

Tuy nhiên, trong thực tế giải quyết vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền có thể ban hành hai quyết định này cùng một thời điểm nếu đồng thời phát hiện, xác định được hành vi có dấu hiệu tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ trường hợp bắt tội phạm quả tang).

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo