Hiện nay, trong các giao dịch dân sự, cụ thể là giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như không biết soạn thảo văn bản hoặc vì muốn nhanh chóng mà khá nhiều người lựa chọn thực hiện giao dịch bằng văn bản viết tay. Điều này đặt ra vấn đề là Giấy ủy quyền sử dụng đất có được viết tay hay không? Ủy quyền bằng giấy viết tay thì có hợp pháp không? Để có thể trả lời cho câu hỏi này, kính mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây để nắm rõ hơn thông tin về nội dung này.

1. Giấy ủy quyền viết tay là gì?
Giấy ủy quyền là một văn bản ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi được ghi trong giấy ủy quyền. Đây là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền và áp dụng nhiều trong trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới, cá nhân ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện công việc thông qua giấy ủy quyền.
Như vậy giấy ủy quyền viết tay có thể hiểu là một văn bản ghi bằng tay về việc người ủy quyền ủy quyền cho người nhận ủy quyền thay mặt mình thực hiện một hoặc số công việc trong phạm vi và thời hạn ủy quyền.
2. Giấy ủy quyền sử dụng đất có được viết tay hay không?
Vậy câu hỏi được đặt ra là Giấy ủy quyền sử dụng đất có được viết tay hay không? Giấy ủy quyền viết tay có giá trị pháp lý hay không? Để có thể trả lời câu hỏi này, hãy cùng làm rõ các nội dung sau.
Trước hết, theo điều 117 Bộ luật dân sự 2015, giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Theo pháp luật hiện hành, giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, các bên có thể tự do lựa chọn hình thức giao dịch bằng văn bản viết tay để giao dịch với nhau xác lập các quyền và nghĩa vụ. Như vậy, giấy ủy quyền sử dụng đất viết tay hoàn toàn có hiệu lực và có giá trị pháp lý, miễn đảm bảo được các điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự.
Xem thêm "Làm giấy ủy quyền sử dụng đất ở đâu theo quy định pháp luật?"
3. Câu hỏi thường gặp
3.1. Giấy ủy quyền sử dụng đất có thời hạn không?
Thời hạn ủy quyền sử dụng đất do các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền hoặc theo quy định của pháp luật. Nếu các bên không thỏa thuận về thời hạn ủy quyền sử dụng đất, theo Điều 563 Bộ luật dân sự 2015, giấy ủy quyền sử dụng đất này chỉ có thời hạn 1 năm kể từ ngày xác lập.
3.2. Ai có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Theo Điều 105 Luật đất đai 2013, được quy định như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền đối với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
3.3. Nội dung giấy ủy quyền viết tay gồm những gì?
Các nội dung chính cần đảm bảo trong giấy ủy quyền viết tay là thông tin cá nhân của bên ủy quyền và bên được ủy quyền như họ tên, số chứng minh nhân dân, địa chỉ, quốc tịch. Ngoài ra, cần có các nội dung ủy quyền cần trình bày chi tiết, rõ ràng chẳng hạn như phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền hoặc thù lao ủy quyền (nếu có). Cuối cùng là cam kết của hai bên khi tham gia ủy quyền và nhận ủy quyền và có xác nhận bằng chữ ký của các bên. Ngoài ra, cần chú trọng về mặt hình thức của giấy ủy quyền và giấy ủy quyền sử dụng đất viết tay cũng cần phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
Trên đây là một số thông tin về Giấy ủy quyền sử dụng đất có được viết tay hay không và một số thông tin liên quan đến quyền sử dụng đất. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp thêm cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích về nội dung này. Nếu có nhu cầu tư vấn kỹ hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty Luật ACC để chúng tôi có thể sử dụng dịch vụ tư vấn một cách toàn diện hơn.
Nội dung bài viết:
Bình luận