Giấy uỷ quyền hiện nay được dùng khá phổ biến đặc biệt là trong doanh nghiệp. Giấy uỷ quyền thể hiện việc người uỷ quyền chỉ định một người khác được quyền đại diện cho mình thực hiện một hoặc một vài công việc trong phạm vi được uỷ quyền. Do đó, để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC về Mẫu giấy uỷ quyền mới nhất (Cập nhật 2023).
1. Uỷ quyền là gì?
Uỷ quyền được hiểu là cá nhân hoặc tổ chức cho phép cá nhân hoặc tổ chức khác có quyền đại diện mình quyết định, thực hiện một hành động pháp lý nào đó, tuy nhiên họ vẫn phải chịu trách nhiệm đối với việc cho phép hay uỷ quyền đó. Đồng thời, ủy quyền là căn cứ làm phát sinh quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện, đồng thời nó cũng là cơ sở để người ủy quyền tiếp nhận các kết quả pháp lý do hoạt động ủy quyền mang lại.
Có thể thấy, ủy quyền là một hình thức chuyển giao cho cá nhân, tổ chức khác thay mình đảm nhận các nhiệm vụ, công việc, quyền hạn cụ thể. Việc ủy quyền được thực hiện khi bản thân người ủy quyền không trực tiếp thực hiện được công việc đó. Pháp luật luôn tôn trọng, thừa nhận các hình thức ủy quyền để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham giao giao dịch dân sự.
2. Giấy uỷ quyền là gì?
Giấy ủy quyền là mẫu giấy được sử dụng khá phổ biến trong các cơ quan, doanh nghiệp muốn ủy quyền cho các cá nhân hay tập thể nào đó thực hiện công việc được bàn giao.
Giấy này ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định một người khác/tổ chức khác được đại diện cho mình thực hiện một hoặc một vài công việc trong phạm vi ủy quyền.
Theo quy định hiện nay, việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi các nguyên tắc, quy định nghiêm ngặt, không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy (khác với hợp đồng ủy quyền phải có mặt và sự đồng ý của cả 02 bên, bên nhận ủy quyền phải làm công việc được ủy quyền một cách bắt buộc).
Bởi vậy, những công việc được thực hiện bằng Giấy ủy quyền thường có tính chất đơn giản. Những công việc phức tạp, đòi hỏi bắt buộc phải thực hiện nên sử dụng hợp đồng ủy quyền.
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định một số trường hợp không được phép ủy quyền, gồm:
- Đăng ký kết hôn, ly hôn
- Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng
- Lập di chúc của mình
- Cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2.
3. Đặc điểm của Giấy uỷ quyền
Hiện nay, văn bản ủy quyền thường được xác lập với 2 hình thức là Hợp đồng ủy quyền và Giấy ủy quyền. Tuy nhiên, Giấy ủy quyền là hình thức tồn tại trong thực tế mà không được pháp luật quy định.
Theo Điều 55 của Luật Công chứng năm 2014, việc giao kết Hợp đồng ủy quyền đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Còn Giấy ủy quyền thì không cần sự tham gia của bên nhận ủy quyền bởi lẽ:
- Giấy ủy quyền là một hình thức đại diện theo ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, không cần người được ủy quyền đồng ý. Trong đó, ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền nhân danh mình thực hiện công việc trong phạm vi ủy quyền;
- Bản chất của Giấy ủy quyền là một giao dịch dân sự (hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự).
Mà theo đó, Giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền không phải là sự thỏa thuận giữa các bên (Điều 562 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13) nên người nhận ủy quyền không cần ký vào Giấy ủy quyền.
Căn cứ Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.
Như vậy, theo quy định nêu trên, giấy ủy quyền được xem là một loại văn bản hành chính được sử dụng trong cơ quan, tổ chức nhà nước.
4. Mẫu giấy uỷ quyền chung nhất
Tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP ban hành kèm theo đó là Mẫu giấy uỷ quyền sử dụng chung nhất.
TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Số: /......-...... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…………...., ngày... tháng... năm... |
GIẤY ỦY QUYỀN
..............................
.............................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.................................................................................................................................../.
Nơi nhận:
- ..............; - ..............; - Lưu: VT,....... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức) Họ và tên |
Trong đó, nội dung trên mẫu Giấy ủy quyền bao gồm các thông tin sau:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có)
(2) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
Trong đó:
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản là tên chính thức, đầy đủ của cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước của người có thẩm quyền ban hành văn bản. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản bao gồm tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
Đối với tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp ở địa phương có thêm tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương hoặc xã, phường, thị trấn nơi cơ quan, tổ chức ban hành văn bản đóng trụ sở. Tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được viết tắt những cụm từ thông dụng.
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.
Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng.
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được trình bày cách nhau dòng đơn. Trường hợp tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản, tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp dài có thể trình bày thành nhiều dòng.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
(4) Địa danh.
(5) Trích yếu nội dung văn bản.
(6) Nội dung ủy quyền.
(7) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
(8) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
Trên đây là tất cả thông tin về Mẫu giấy uỷ quyền mới nhất (Cập nhật 2023) mà Công ty Luật ACC cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!
Nội dung bài viết:
Bình luận