Nghe đến giấy triệu tập thì nhiều người đã cảm thấy sợ, bởi vì khi nhắc đến giấy triệu tập sẽ nhắc đến các vấn đề liên quan đến hình sự. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được bản chất pháp lý của giấy triệu gtaapj. Do đó, bài viết này sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc về giấy triệu tập là gì? (cập nhật 2022).
Giấy triệu tập là gì? (cập nhật 2022)
1. Giấy triệu tập là gì?
Giấy triệu tập là loại giấy dành cho những người có liên quan đến những vụ việc đã và đang được giải quyết tại các cơ quan tố tụng như cơ quan cảnh sát điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án. Giấy triệu tập được quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, khi cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố vụ án, việc phải có mặt theo giấy triệu tập là một nghĩa vụ bắt buộc đối với các đối tượng sau:
- Bị can: Phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (điểm khoản 3 Điều 61).
- Bị cáo: Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án (điểm a khoản 3 Điều 61).
- Bị hại: Là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (điểm a khoản 4 Điều 62).
- Nguyên đơn dân sự: Là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nguyên đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (khoản 3 Điều 63).
- Bị đơn dân sự: Là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bị đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (điểm a khoản 3 Điều 64).
- Người làm chứng: Là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng và phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (khoản 4 Điều 66).
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, Người giám định, Người định giá tài sản, Người phiên dịch, người dịch thuật cũng đều có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Việc gửi Giấy triệu tập nhằm mục đích thu thập thông tin, chứng cứ,… phục vụ cho quá trình điều tra vụ án. Giấy triệu tập cần thể hiện rõ các thông tin:
- Thông tin của cơ quan triệu tập;
- Thông tin người được triệu tập (họ tên, nơi ở);
- Địa chỉ và thời gian triệu tập;
- Nội dung triệu tập;
- Thời gian và xác nhận việc đã nhận Giấy triệu tập…
Theo quy định tại tiểu mục 1.4 phần 1 Thông tư 01/2006/TT-BCA thì giấy triệu tập có quy định một số điểm như sau:
- Pháp luật nghiêm cấm Điều tra viên gọi điện thoại hoặc thông qua người khác để yêu cầu người được triệu tập đến làm việc mà không có giấy triệu tập hoặc giấy mời. Trước khi triệu tập hoặc mời thì Điều tra viên phải tính toán về thời gian; về việc đi lại của người được triệu tập để tránh gây phiền hà về thời gian hoặc đi lại nhiều lần của người được triệu tập hoặc được mời.
- Nếu người được triệu tập hoặc được mời ở quá xa trụ sở của Cơ quan điều tra thì có thể triệu tập hoặc mời họ đến trụ sở Công an nơi ở hoặc nơi làm việc của họ để lấy lời khai hoặc báo cáo đề xuất Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án thực hiện việc ủy thác điều tra.
2. Nội dung của giấy triệu tập
Mẫu giấy triệu tập đúng chuẩn phải đảm bảo các nội dung sau đây:
Thứ nhất, về hình thức: Theo quy định pháp luật thì phải đảm bảo về mặt hình thức của một văn bản pháp luật phải có đầy đủ quốc hiệu; tiêu ngữ; tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành giấy triệu tập và có chữ ký của người có thẩm quyền, đóng dấu của cơ quan đó.
Thứ hai, về nội dung: Giấy triệu tập phải ghi rõ họ tên, chỗ ở của người bị triệu tập; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, thời gian làm việc, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
Theo đó, cần phải xem kỹ lý do triệu tập được nêu trong văn bản để xác định xem mình có vai trò gì, liên quan như thế nào với vụ án. Việc triệu tập chỉ được áp dụng với những người tham gia tố tụng vụ án hình sự. Do đó, việc xác định mình là ai, có vai trò như thế nào trong vụ án hình sự là vô cùng quan trọng để tiếp theo đó là xác định những quyền và nghĩa vụ của mình đối với việc triệu tập.
3. Mẫu giấy triệu tập
Theo Thông tư 61/2017/TT-BCA về biểu Mẫu giấy triệu tập gồm có 3 liên như sau:
GIẤY TRIỆU TẬP
(Lần thứ ………………)
Cơ quan ………………………………….
yêu cầu ………………………….
Nơi cư trú (hoặc nơi làm việc): ………………………..
Đúng ……………… giờ ………………. ngày ………………. tháng ……………….. năm
có mặt tại ……………………………………
để ………………………………
và gặp ……………………………
GIẤY TRIỆU TẬP
(Lần thứ ………………)
Cơ quan ………………….
yêu cầu ………………….
Nơi cư trú (hoặc nơi làm việc): ………………….
Đúng ……………… giờ ………………. ngày ………………. tháng ……………….. năm
có mặt tại ………………….
để ……………………………
Khi đến mang theo Giấy triệu tập này, CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác và gặp
Ghi chú: Bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người chứng kiến có nghĩa vụ phải có mặt theo Giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Trường hợp bị hại, người làm chứng cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải
3. Một số câu hỏi thường gặp
Giấy triệu tập được sử dụng khi nào?
Giấy triệu tập chỉ được sử dụng trong lĩnh vực tố tụng hình sự.
Nhận được giấy triệu tập của công an không đi có được không?
Khi nhận được giấy triệu tập của công an, hay cơ quan điều tra; thì người dân phải có trách nhiệm chấp hành và đến trình diện; tại cơ quan điều tra để phối hợp làm rõ vụ án. Theo đó, tùy vào một số trường hợp cụ thể như vai trò của người bị triệu tập; trong vụ án mà người bị triệu tập có thể bị áp giải; hoặc dẫn dải trong trường hợp nhận được giấy triệu tập của công an mà không đến.
Giấy mời và giấy triệu tập khác nhau chỗ nào?
Khác nhau ở đây là nghĩa vụ chấp hành: giấy mời thì không bắt buộc còn giấy triệu tập là bắt buộc theo thủ tục tố tụng được quy định tại các bộ luật tố tụng.
Cơ quan có thẩm quyền ban hành giất triệu tập?
Do các Cơ quan tiến hành tố tụng ban hành. Các cơ quan tiến hành tố tụng hiện nay bao gồm:
- Cơ quan điều tra,
- Viện kiểm sát,
- Tòa án.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Giấy triệu tập là gì? (cập nhật 2022) mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần.
Nội dung bài viết:
Bình luận