Giấy tờ xe công chứng có giá trị hay không? [Chi tiết 2024]

Công chứng là một trong những thủ tục quan trọng trong đời sống hiện nay, đặc biệt quy định về giá trị của giấy tờ xe công chứng sẽ được ACC chỉ rõ trong bài viết bên dưới.

Công chứng là một hoạt động quan trọng, một thể chế không thể thiếu được của Nhà nước pháp quyền. Thông qua hoạt động công chứng và các quy định hướng dẫn, điều chỉnh pháp luật trở thành hiện thực sinh động của đời sống xã hội, thành hành vi xử sự theo đúng pháp luật giúp cho người dân có thể tin tưởng. Trong bài viết bên dưới, ACC sẽ nói rõ hơn về giá trị của giấy tờ xe công chứng

dang-ky-xe

Các loại giấy tờ xe có thể công chứng

1. Công chứng là gì?

Khoản 1, Điều 2, Luật Công chứng năm 2014 quy định: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.

2. Giấy tờ xe bao gồm những gì?

Theo khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

  • Đăng ký xe;
  • Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới;
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
  • Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.

3. Giấy tờ xe công chứng có giá trị hay không?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP ban hành ngày 16/2/2015, bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

  1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, giấy tờ xe công chứng vẫn có giá trị như bản gốc.

4. Thời hạn của giấy tờ xe công chứng

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP ban hành ngày 16/2/2015, bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

  1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Luật Công chứng 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP đều không quy định về thời hạn có hiệu lực của bản sao được công chứng, chứng thực. Do vậy về nguyên tắc, bản sao được công chứng, chứng thực có giá trị vô thời hạn.

Tuy nhiên, trong thực tế, bản sao được công chứng, chứng thực có thể chia thành hai loại:

  • Bản sao vô thời hạn: Bản sao được chứng thực từ bảng điểm, bằng cử nhân, giấy phép lái xe mô tô… có giá trị vô hạn, trừ trường hợp bản chính đã bị thu hồi, hủy bỏ.
  • Bản sao hữu hạn: Bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có xác định thời hạn như Phiếu lý lịch tư pháp (6 tháng), Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (6 tháng), Giấy chứng minh Nhân dân (15 năm)… thì bản sao chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn bản gốc còn hạn sử dụng.

Câu hỏi thường gặp

Giấy tờ xe bao gồm những gì?

Theo khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

  • Đăng ký xe;
  • Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới;
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
  • Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.

Không có bảo hiểm bắt buộc bị phạt như thế nào?

Đối với ô tô:
Không có hoặc không mang theo: Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (không thay đổi so với trước đây).
Đối với xe máy:
Không có hoặc không mang theo: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (trước đây bị phạt từ 80.000 – 120.000 đồng).

Không có bằng lái xe bị xử phạt thế nào?

Đối với ô tô
Không có: Phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng (không thay đổi so với trước đây).
Không mang theo: Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng (không thay đổi so với trước đây).
Đối với xe máy:
Không có: Phạt tiền từ 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng (không thay đổi so với trước đây).
Không mang theo: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (trước đây bị phạt từ 80.000 – 120.000 đồng).

Người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông cần mang giấy tờ gì?

– Giấy đăng ký xe;
– Giấy phép lái xe;
– Giấy chứng nhận kiểm định độ an toàn về kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện xe cơ giới;
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Như vậy, thông qua bài viết trên giúp quý khách hàng trả lời được câu hỏi về giá trị của giấy tờ xe công chứng. Có thể thấy rằng, việc công chứng giấy tờ, thủ tục công chứng theo quy định pháp luật là hoạt động quan trọng không thể thiếu trong giao dịch, làm chứng cứ pháp luật. Khi có nhu cầu tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này quý khách hàng liên hệ với ACC để nhận được thông tin mới nhất:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (522 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo