Các loại giấy tờ cần phải chuẩn bị khi mua nhà (Cập nhật 2023)

Việc chuẩn bị giấy tờ được đánh giá là quan trọng nhất khi tiến hành giao dịch mua bán bất động sản. Chính vì vậy, Mua đất cần giấy tờ gì hay thủ tục giấy tờ mua đất bao gồm những bước cụ thể ra sao là những câu hỏi được rất nhiều người mua bán đất quan tâm hàng đầu trước thềm giao dịch diễn ra. Để các thủ tục diễn ra một cách nhanh chóng và suôn sẻ, bài viết dưới đây ACC sẽ tư vấn cho khách hàng “Các loại giấy tờ cần phải chuẩn bị khi mua nhà”

Các loại giấy tờ cần phải chuẩn bị khi mua nhà
Các loại giấy tờ cần phải chuẩn bị khi mua nhà

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai 2013
  • Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính
  • Luật quản lý thuế 2006

2. Các loại giấy tờ người mua cần phải chuẩn bị khi mua nhà

Thứ nhất: Giấy tờ tùy thân

  • Chứng minh nhân dân (bao gồm cả bản chính và bản sao). Khi muốn đứng tên chung sổ đỏ, người đứng tên chung cũng cần chuẩn bị chứng minh nhân dân.
    - Hộ khẩu (bao gồm cả bản chính và bản sao).
    - Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã kết hôn) hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu chưa kết hôn).
  • Đối với người nước ngoài thì cần chuẩn bị hộ chiếu vẫn còn giá trị có đóng dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan xuất nhập cảnh Việt Nam

Thứ hai: Giấy tờ đặt cọc

Tùy theo yêu cầu cụ thể của bên bán mà sẽ diễn ra việc đặt cọc trước hay không. Tuy nhiên, việc đặt cọc và nắm giữ giấy tờ đặt cọc được xem là điều cần thiết để bạn tạo sự ràng buộc với bên bán, điều này giúp giảm rủi ro cho bạn và đảm bảo cho việc mua bán thành công. Khác với những loại giấy tờ mua đất khác, đặt cọc không cần được công chứng.

Thứ ba: Giấy ủy quyền

Trường hợp người sở hữu có lý do không thể đến thực hiện việc mua bán nhà đất thì có thể ủy quyền cho 1 bên thứ ba thì người này cũng cần mang giấy tờ tùy thân và hợp đồng ủy quyền bán. Ngoài ra, trong trường hợp đất là được cho, tặng, thừa kế,... thì cần thêm giấy tờ chứng minh tài sản riêng do được tặng cho riêng, do được thừa kế riêng hoặc có thoả thuận hay bản án phân chia tài sản

Thứ tư: Hợp đồng mua bán đất

Hợp đồng mua bán đất phải được công chứng tại đơn vị uy tín, có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên). Tuy nhiên, ngoại trừ trường hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 khi một bên hay cả hai bên tham gia là tổ chức kinh doanh bất động sản, thì phải có văn bản chuyển nhượng hoặc hợp đồng chuyển đổi tương ứng.

Thứ năm: Giấy tờ khi người mua vay tín chấp

Trường hợp người mua vay thế chấp ngân hàng thì cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Đơn vay thế chấp bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay
  • Các loại giấy tờ chứng minh thu nhập thông qua bảng lương, hóa đơn tiền điện, số dư thẻ ATM,... bảng sao kê tài khoản chuyển lương qua ngân hàng hằng tháng
  • Hợp đồng cho thuê nhà (nếu có)
  • Hợp đồng lao động...

3. Thủ tục khi mua bán nhà

Thực hiện lập và ký hợp đồng

  • -Cả 2 bên mang các giấy tờ nêu trên đến phòng công chứng có thẩm quyền.  Bên công chứng tiến hành kiểm tra giấy tờ. Sau khi xác nhận là hợp lệ sẽ tiến hành làm giấy tờ mua đất theo hợp đồng của 2 bên mang theo (nếu có) hoặc tự soạn thảo hợp đồng theo yêu cầu của các bên.
  • Cả 2 bên tiến hành xác nhận bằng cách ký tên, lăn tay vào hợp đồng. Sau đó, công chứng viên công chứng hợp đồng và hợp đồng sẽ được xuất ra thành 04 bản chính. Trong đó:
    • Một bản cấp cho bên chuyển nhượng (Bên bán).
    • Một bản cấp cho bên nhận chuyển nhượng (Bên mua).
    • Một bản lưu tại cơ quan thuế.
    • Một bản lưu tại cơ quan trước bạ nhà đất.

4. Thủ tục mua bán nhà đất

Kê khai và nộp thuế

  • Cơ quan có thẩm quyền: Văn phòng đăng ký đất đai các quận, UBND xã (hoặc tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai).
  • Chuẩn bị hồ sơ:
    • Tờ khai lệ phí trước bạ (2 bản do bên mua ký)
    • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (2 bản do bên bán ký, trường hợp có thoả thuận trong hợp đồng về việc bên mua thực hiện thủ tục hành chính thì bên mua có thể ký thay).
    • Đơn đề nghị đăng ký biến động (1 bản chính).
    • Hợp đồng công chứng đã lập (2 bản chính)
    • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (2 bản sao có chứng thực)
    • 2 bản sao các giấy tờ đã xuất trình khi ký hợp đồng công chứng (CMND, hộ khẩu, chứng nhận kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân).
  • Chi phí thuế và các chi phí khác gồm:
    • Thuế thu nhập cá nhân: 2 % tổng giá trị tài sản nhà đất và các tài sản gắn liền;
    • Thuế trước bạ: 0.5% tổng giá trị tài sản nhà đất và các tài sản gắn liền;
    • Lệ phí địa chính: 15.000 đồng/trường hợp giao dịch;
    • Phí thẩm định hồ sơ tính bằng 0.15% giá trị chuyển nhượng (mức thu tối thiểu 100.000 đồng  tối đa không quá 5.000.000 đồng/trường hợp);

5. Thủ tục mua bán, sang nhượng nhà đất

  • Sau khi tiếp nhận một nửa hồ sơ trên, bộ phận một cửa sẽ có giấy hẹn người làm thủ tục để nhận thông báo nộp thuế.
  • Sau khi có thông báo thuế, người đi làm thủ tục có trách nhiệm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo qui định.
  • Sau khi nộp thuế xong, cầm biên lai nộp thuế tới bộ phận một cửa của cơ quan tài nguyên môi trường để gửi nốt một nửa hồ sơ còn lại và biên lai đã nộp thuế.
  • Sau khi tiếp nhận hồ sơ, bộ phận một cửa sẽ có giấy hẹn để nhận sổ.

Lưu ý: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập hợp đồng, các bên phải kê khai lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, nếu quá thời hạn trên sẽ bị phạt thuế theo quy định. Trong trường hợp có vấn đề phát sinh, đến ngày nhận trả kết quả, cơ quan tài nguyên môi trường sẽ có trả lời bằng văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ hoặc yêu cầu khắc phục sai sót. Trường hợp không thể bổ sung hoặc có vướng mắc.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (584 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo