Trong cuộc sống, thừa kế là một hiện tượng vô cùng phổ biến và không hề xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên, không nhiều người thực sự hiểu biết trọn vẹn về vấn đề này. Để giúp quý khách hàng có thêm hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề này, ACC Group xin gửi tới khách hàng bài viết dưới đây về Giấy thừa kế mới nhất của ACC Group.
1. Thừa kế là gì?
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống. Thừa kế theo di chúc được quy định tại chương XXII của Bộ luật dân sự năm 2015. Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản thừa kế của người đã chết cho người sống theo quy định của pháp luật nếu người chết không để lại di chúc hoặc để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Thừa kế theo pháp luật được quy định tại chương XXIII của Bộ luật dân sự năm 2015.
Có thể hiểu đơn giản thừa kế là việc thực thi chuyển giao tài sản, lợi ích, nợ nần, các quyền, nghĩa vụ từ một người đã chết sang một người còn sống nào đó. Thừa kế có vai trò quan trọng từ rất lâu trong xã hội loài người. Các luật thừa kế thay đổi liên tục tùy theo cơ cấu xã hội.
2. Quyền thừa kế là gì?
Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế là pháp luật về thừa kế, là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trình tự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống. Thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.
Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản. Quyền chủ quan này phải phù hợp với các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng.
3. Các hàng thừa kế tài sản?
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
4. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế?
Pháp luật Việt Nam tôn trọng quyền tự định đoạt của cá nhân với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản của họ. Vì vậy, trước khi chết họ có quyền định đoạt tài sản của mình cho ai theo ý chí của họ được thể hiện trong di chúc đã lập. Sau khi người để lại di chúc chết, di chúc phát sinh hiệu lực, những người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc có thể tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người để lại di chúc có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (là: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con đã thành niên mà không có khả năng lao động) thì chủ thể tiến hành khai nhận di sản thừa kế ngoài những người được chỉ định trong di chúc còn có những người này, hoặc người đại diện theo pháp luật của họ (đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự).
5. Giấy thừa kế mới nhất?
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VĂN BẢN KHAI NHẬN DI SẢN
Hôm nay, trước mặt Công chứng viên Văn phòng Công chứng ĐK, thành phố Hà Nội, tôi thực hiện việc khai nhận di sản với những nội dung như sau:
ĐIỂU 1. NGƯỜI KHAI NHẬN DI SẢN
…
ĐIỀU 2. NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN
…
ĐIỀU 3. DI SẢN ĐỂ LẠI
…
ĐIỀU 4. NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN
…
ĐIỀU 6. CAM KẾT
Chúng tôi cam kết rằng: Khi lập văn vản này chúng tôi không che dấu người thừa kế, nếu sau này có ai chứng minh được là họ người thừa kế hợp pháp của người để lại di sản thì chúng tôi dùng tài sản của mình để trả cho người đó kỷ phần mà họ được hưởng theo đúng quy định của pháp luật. Tôi đã được Công chứng viên giải thích kỹ về toàn bộ nội dung của Văn bản, quyền và nghĩa vụ của những người hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế; Sau khi tự đọc lại toàn bộ nội dung Văn bản khai nhận di sản này, tôi công nhận đã hiểu rõ, đồng ý hoàn toàn nội dung của Văn bản. Tôi đều nhận thức rõ được trách nhiệm của mình trước pháp luật khi lập và ký Văn khai nhận di sản này. Tôi đã ký tên và điểm chỉ theo quy định của pháp luật dưới đây để làm bằng chứng thực hiện.
NHỮNG NGƯỜI KHAI NHẬN DI SẢN
LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
Hôm nay, ngày …………………………………………………………………
Tại trụ sở Văn phòng Công chứng ĐK, huyện P, thành phố Hà Nội
Tôi - Nguyễn Văn Q, Công chứng viên Văn phòng Công chứng ĐK, thành phố Hà Nội
Chứng nhận
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
SỐ CÔNG CHỨNG: ................ / …… /VBKNDS Quyển số ……
Nói tóm lại, qua bài viết trên, ACC Group đã cung cấp tới quý khách hàng những thông tin cơ bản về thừa kế và Giấy thừa kế mới nhất của ACC Group. Nếu quý khách hàng có khó khăn gì trong việc sử dụng Giấy thừa kế mới nhất, hãy liên hệ với ACC Group để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận