Thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu thịt lợn (Cập nhật 2024)

Trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu tại nước ta ngày một gia tăng. Do có những tính chất đặc thù từ lĩnh vực xuất khẩu nên Nhà nước đã ban hành những cơ chế riêng đối với hoạt động xuất khẩu nhằm kiểm soát hoạt động này. Đối với hoạt động xuất khẩu thịt lợn cũng cần được quản lý chặt chẽ thông qua thủ tục xin giấy phép xuất khẩu thịt lợn trước khi muốn đưa ra thị trường nước ngoài. Vậy thủ tục xin giấy phép xuất khẩu thịt lợn hiện nay được quy định như thế nào? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Luật ACC tìm hiểu về thủ tục xin giấy phép xuất khẩu thịt lợn.

1. Điều kiện xuất khẩu thịt lợn

Trước hết, thịt lợn là một loại thực phẩm thuộc sản phẩm động vật trên cạn. Theo đó, sản phẩm động vật trên cạn là “thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, móng và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật trên cạn” (theo điểm a khoản 2 Điều 3 Luật Thúy năm 2015). 

Về điều kiện xuất khẩu thịt lợn, tại mục 1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT quy định, thịt lợn thuộc danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch. Cụ thể, thịt lợn phải kiểm dịch bao gồm: Thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh. Do đó, trước khi xuất khẩu thịt lợn, theo quy định tại Điều 6 Mục 2 Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT, chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch tại Chi cục Thú y vùng, Chi cục kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục thú ý hoặc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được Cục Thú y ủy quyền (cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu). Trường hợp chủ hàng không có yêu cầu kiểm dịch thì chủ hàng phải thực hiện kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT. Như vậy, để được xuất khẩu thịt lợn, cá nhân, tổ chức có nhu cầu cần xin giấy phép xuất khẩu thịt lợn thông qua thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thịt lợn xuất khẩu và thực hiện thủ tục hải quan để thông quan hàng hóa. Vậy quy trình cụ thể của thủ tục xin giấy phép xuất khẩu thịt lợn như thế nào?

2. Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu thịt lợn

Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu thịt lợn được thực hiện qua 02 thủ tục quan trọng sau:

2.1. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thịt lợn xuất khẩu

Nếu chủ hàng hoặc nước nhập khẩu có yêu cầu kiểm dịch thịt lợn xuất khẩu thì thủ tục xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thịt lợn được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thịt lợn xuất khẩu

Tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch gồm các giấy tờ sau:

- Đơn đăng ký kiểm dịch;

- Yêu cầu vệ sinh thú y của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng (nếu có);

- Mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu (nếu có).

  • Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, tổ chức, cá nhân xuất khẩu thịt lợn nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch cho Cục Thú y.

Bước 3: Thông báo địa điểm, thời gian kiểm dịch

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y quyết định và có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch thịt lợn xuất khẩu về địa điểm, thời gian kiểm dịch;

Bước 4: Tiến hành kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch, Cục Thú y cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch phải thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp nước nhập khẩu hoặc chủ hàng không yêu cầu kiểm dịch thì chủ hàng thực hiện việc kiểm dịch theo trình tự kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh được quy định tại Điều 39 của Luật Thú y 2015.

Sau khi hoàn thành xong việc kiểm dịch thịt lợn xuất khẩu, tổ chức, cá nhân cần thực hiện thủ tục khai hải quan để thông quan hàng hóa.

2.2. Thủ tục xuất khẩu thịt lợn thông qua thủ tục hải quan

Thủ tục hải quan được thực hiện thông qua những bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hải quan

Cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ, tài liệu sau:

- Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC. Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy,người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC;

- 01 bản chụp hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán. 

- 01 bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thịt lợn xuất khẩu;

– 01 bản chụp chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu thịt lợn theo quy định của pháp luật về đầu tư khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;

- Hợp đồng ủy thác chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu thịt lợn theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người nhận ủy thác sử dụng chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;

Bước 2: Doanh nghiệp thực hiện khai các thông tin tại tờ khai hải quan và đăng ký khai hải quan tại Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất hoặc Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng;

Bước 3: Cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra tờ khai hải quan theo các điều kiện luật định.

Trường hợp không đáp ứng các điều kiện thì cơ quan hải quan không chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan và phản hồi lý do cho người khai hải quan. Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, công chức hải quan có trách nhiệm kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.

Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền thực hiện phân luồng tờ khai

Đối với tờ khai hải quan điện tử, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định phân luồng tờ khai và thông báo trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo một trong những hình thức dưới đây:

- Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan (luồng 1);

- Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (luồng 2);

- Kiểm tra kiểm tra thực tế hàng hóa trên cơ sở kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (luồng 3).

Bước 5: Thông quan mặt hàng thịt lợn xuất khẩu

Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, giải phóng hàng và quyết định thông quan hàng hóa nếu đáp ứng các điều kiện luật định. 

Vậy là thủ tục xin giấy phép xuất khẩu thịt lợn đã hoàn thành.

3. Dịch vụ xin giấy phép xuất khẩu thịt lợn trọn gói tại Luật ACC

3.1. Dịch vụ xin giấy phép xuất khẩu thịt lợn tại Luật ACC có lợi ích gì?

Chúng tôi tư vấn dịch vụ giấy phép xuất khẩu thịt lợn mang lại cho khách hàng lợi ích sau:

  • Luôn đi đầu trong hoạt động tư vấn xuất khẩu hàng hóa, Công ty Luật ACC là đơn vị uy tín, đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng có thể đặt niềm tin.
  • Cùng với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý cao cấp, chúng tôi sẽ đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng đồng thời vẫn tuân thủ quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề xin giấy phép xuất khẩu thịt lợn.
  • Khi khách hàng sử dụng dịch vụ của chúng tôi, dựa trên sự am hiểu pháp luật, ACC đảm bảo tối đa hóa lợi ích của khách hàng.
  • Tư vấn về thủ tục xin giấy phép xuất khẩu thịt lợn của Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và đặc biệt về độ bảo mật thông tin chúng tôi sẽ bảo mật trong mọi trường hợp xấu nhất xảy ra.
  • Đặc biệt để không mất nhiều thời gian của khách hàng, tư vấn thủ tục xin giấy phép xuất khẩu thịt lợn nói riêng và tư vấn xin giấy phép xuất khẩu nói chung của Công ty Luật ACC luôn nhanh chóng mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả cao.
  • Bên cạnh đó, chúng tôi luôn đưa ra một mức chi phí hợp lý phù hợp với vấn đề khách hàng đưa ra.
  • Ngoài ra, đối với những khách hàng nước ngoài gặp rào cản về ngôn ngữ, chúng tôi có thể hỗ trợ tối đa.

3.2. Khách hàng cần cung cấp gì khi sử dụng dịch vụ xin giấy phép xuất khẩu thịt lợn tại Luật ACC?

Bạn có thể gặp trực tiếp tại văn phòng Luật ACC để tư vấn về thủ tục xin giấy phép xuất khẩu thịt lợn. Bên cạnh đó, chúng tôi còn hỗ trợ một số hình thức tư vấn trực tuyến khác như: Tư vấn qua tin nhắn; Tư vấn qua facebook; Tư vấn qua zalo; Tư vấn qua email. 

Sau khi tư vấn các trình tự, thủ tục để xin giấy phép xuất khẩu thịt lợn, nếu có nhu cầu, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trong việc chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu liên quan cần có trong hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu thịt lợn và nộp tại cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, xem xét, kiểm duyệt, thẩm định, nếu hồ sơ hợp lệ, chúng tôi sẽ thực việc việc nhận giấy phép xuất khẩu thịt lợn và gửi đến bạn.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về giấy phép xuất khẩu thịt lợn. Nếu có thắc mắc gì về tư vấn thủ tục xin giấy phép xuất khẩu thịt lợn hay những vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi như sau: Hotline: 1900.3330 hoặc Zalo: 084.696.7979 hoặc Email: [email protected]. Công ty Luật ACC rất hân hạnh được hỗ trợ quý khách hàng!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo