Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất khẩu trở nên vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại đối với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Theo đó, những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu tại Việt Nam ngày một gia tăng do nhu cầu của Nhà nước và cả của các cá nhân, tổ chức đủ điều kiện. Do tính chất phức tạp nên hoạt động xuất khẩu một số hàng hóa cũng có những cơ chế kiểm soát nhất định. Vậy đối với giống cây trồng xuất khẩu thì thủ tục xin giấy phép xuất khẩu giống cây trồng mới nhất như thế nào? Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, hãy cùng Luật ACC tìm hiểu về thủ tục xin giấy phép xuất khẩu giống cây trồng nhé!
1. Điều kiện xuất khẩu giống cây trồng
Trước hết, theo khoản 5 Điều 2 Luật Trồng trọt năm 2018, “giống cây trồng là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất là một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng; bao gồm giống cây nông nghiệp, giống cây dược liệu, giống cây cảnh và giống nấm ăn”.
Về điều kiện xuất khẩu giống cây trồng, tại Điều 28 Luật Trồng trọt 2018 quy định như sau:
- Đối với giống cây trồng đã được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành và không thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu thì sẽ được xuất khẩu và thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương. Đối với trường hợp này, cá nhân, tổ chức đã được cấp quyết định công nhận lưu hành (quy định về thủ tục cấp quyết định lưu hành được quy định tại Mục 5 Luật Quản lý Ngoại thương 2017 và được hướng dẫn tại Điều 10, 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP) sẽ chỉ cần thực hiện thủ tục hải quan là đã hoàn thành thủ tục xuất khẩu giống cây trồng. Thủ tục hải quan được quy định chi tiết tại Thông tư 38/2015/TT-BTC và Thông tư 39/2018/TT-BTC.
- Đối với giống cây trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành và không thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu sẽ chỉ được xuất khẩu nhằm những mục đích sau: phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế không vì mục đích thương mại và phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức phải thực hiện thủ tục xin giấy phép xuất khẩu giống cây trồng. Trong khuôn khổ bài viết, Luật ACC sẽ tìm hiểu thủ tục xin giấy phép xuất khẩu giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành.
2. Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu giống cây trồng
Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu giống cây trồng được thực hiện thông qua những bước sau: (Điều 11 Nghị định 94/2019/NĐ-CP)
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu giống cây trồng
Tổ chức, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu giống cây trồng theo Mẫu số 01.XK Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP;
- Tờ khai kỹ thuật (mỗi giống chỉ nộp một lần khi xuất khẩu lần đầu) theo Mẫu số 02.XK Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận Đầu tư hoặc Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân đối với cá nhân đăng ký xuất khẩu;
- Bản sao thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch công chứng sang tiếng Việt đối với trường hợp xuất khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, hợp tác quốc tế;
- Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm của đơn vị tổ chức đối với trường hợp xuất khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm.
- Bước 2: Nộp hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu giống cây trồng đến cơ quan có thẩm quyền
Sau khi chuẩn bị hồ sơ trên, tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu giống cây trồng nộp hồ sơ đến Cục Trồng trọt.
- Bước 3: Kiểm tra, thẩm định hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu giống cây trồng
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu giống cây trồng và thông báo cho tổ chức, cá nhân trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Trường hợp tổ chức, cá nhân không hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Trồng trọt, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp lại hồ sơ.
- Bước 4: Cấp giấy phép xuất khẩu giống cây trồng
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép xuất khẩu theo Mẫu số 03.XK Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP; đăng thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Trồng trọt. Trường hợp không cấp giấy phép xuất khẩu giống cây trồng, Cục Trồng trọt phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Dịch vụ xin giấy phép xuất khẩu giống cây trồng trọn gói tại Luật ACC
3.1. Dịch vụ xin giấy phép xuất khẩu giống cây trồng tại Luật ACC có lợi ích gì?
Chúng tôi tư vấn dịch vụ giấy phép xuất khẩu giống cây trồng mang lại cho khách hàng lợi ích sau:
- Luôn đi đầu trong hoạt động tư vấn xuất khẩu hàng hóa, Công ty Luật ACC là đơn vị uy tín, đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng có thể đặt niềm tin.
- Cùng với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý cao cấp, chúng tôi sẽ đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng đồng thời vẫn tuân thủ quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề xin giấy phép xuất khẩu giống cây trồng.
- Khi khách hàng sử dụng dịch vụ của chúng tôi, dựa trên sự am hiểu pháp luật, ACC đảm bảo tối đa hóa lợi ích của khách hàng.
- Tư vấn về thủ tục xin giấy phép xuất khẩu giống cây trồng của Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và đặc biệt về độ bảo mật thông tin chúng tôi sẽ bảo mật trong mọi trường hợp xấu nhất xảy ra
- Đặc biệt để không mất nhiều thời gian của khách hàng, tư vấn thủ tục xin giấy phép xuất khẩu giống cây trồng nói riêng và tư vấn xin giấy phép xuất khẩu nói chung của Công ty Luật ACC luôn nhanh chóng mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả cao.
- Bên cạnh đó, chúng tôi luôn đưa ra một mức chi phí hợp lý phù hợp với vấn đề khách hàng đưa ra.
- Ngoài ra, đối với những khách hàng nước ngoài gặp rào cản về ngôn ngữ, chúng tôi có thể hỗ trợ tối đa.
3.2. Khách hàng cần cung cấp gì khi sử dụng dịch vụ xin giấy phép xuất khẩu giống cây trồng tại Luật ACC?
Bạn có thể gặp trực tiếp tại văn phòng Luật ACC để tư vấn về thủ tục xin giấy phép xuất khẩu giống cây trồng bên cạnh đó, chúng tôi còn hỗ trợ một số hình thức tư vấn trực tuyến khác như: Tư vấn qua tin nhắn; Tư vấn qua facebook; Tư vấn qua zalo; Tư vấn qua email.
Sau khi tư vấn các trình tự, thủ tục để xin giấy phép xuất khẩu giống cây trồng, nếu có nhu cầu, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trong việc chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu liên quan cần có trong hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu giống cây trồng và nộp tại cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, xem xét, kiểm duyệt, thẩm định, nếu hồ sơ hợp lệ, chúng tôi sẽ thực việc việc nhận giấy phép xuất khẩu giống cây trồng và gửi đến bạn.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về giấy phép xuất khẩu giống cây trồng. Nếu có thắc mắc gì về tư vấn thủ tục xin giấy phép xuất khẩu giống cây trồng hay những vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi như sau: Hotline: 1900.3330 hoặc Zalo: 084.696.7979 hoặc Email: [email protected]. Công ty Luật ACC rất hân hạnh được hỗ trợ quý khách hàng!
Nội dung bài viết:
Bình luận