Công ty căn cứ vào thành phần cấu tạo, công thức hoá học, tên gọi thương mại,... của hóa chất cần nhập khẩu và so sánh với các Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện (Phụ lục I); Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh (Phụ lục II); Danh mục hóa chất cấm (Phụ lục III) ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP và Nghị định 26/2011/NĐ-CP ngày 08/04/2011 để thực hiện tránh vướng mắc. Hãy cùng ACC tìm hiểu về Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu đất hiếm qua bài viết sau đây.
Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu đất hiếm [Chi tiết 2023]
1. Đất hiếm là gì phải thực hiện cấp giấy phép xuất khẩu đất hiếm?
Trước khi tìm hiểu thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu đất hiếm, chúng ta cùng tìm hiểu đất hiếm là gì nhé.
Đất hiếm (Rare earth) là nhóm nguyên tố hiếm có hàm lượng ít trong vỏ Trái đất và rất khó tách ra từng nguyên tố riêng biệt. Đây là một nhóm 17 loại vật chất có từ tính và tính điện hóa đặc biệt.
Cụ thể, 17 nguyên tố đất hiếm là: Xeri (Ce), dysprosi (Dy), erbi (Er), europi (Eu), gadolini (Gd), holmi (Ho), lantan (La), luteti (Lu), neodymi (Nd), praseodymi (Pr), promethi (Pm), samari (Sm), scandi (Sc), terbium (Tb), thuli (Tm), ytterbi (Yb) và yttri (Y).
Chúng có vai trò thiết yếu trong sản xuất thuốc điều trị ung thư, điện thoại thông minh và các công nghệ năng lượng tái tạo. Các chất này đã được xếp hạng “cực kì quan trọng” cho các ngành công nghiệp (bao gồm cả ngành sản xuất vũ khí).
Như vậy, có thể thấy đất hiếm là một loại khoáng sản đặc biệt và khi xuất khẩu khoáng sản thì sẽ phải thực hiện thủ tục xin giấy phép xuất khẩu đất hiếm.
2. Điều kiện xuất khẩu đất hiếm trong thủ tục giấy phép xuất khẩu đất hiếm
Căn cứ Điều 4 Thông tư 41/2012/TT-BTC quy định về xuất khẩu khoáng sản sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 12/2016/TT-BTC và Điều 5 Thông tư 13/2020/TT-BTC
Theo đó, điều kiện xuất khẩu đất hiếm trong thủ tục giấy phép xuất khẩu đất hiếm là:
- Chỉ có doanh nghiệp mới được phép xuất khẩu khoáng sản.
- Khoáng sản được phép xuất khẩu khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
+ Đã qua chế biến và có tên trong Danh mục;.
+ Đạt tiêu chuẩn chất lượng không thấp hơn quy định;
+ Có nguồn gốc hợp pháp, cụ thể là: Được khai thác từ các mỏ, điểm mỏ có Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, còn hiệu lực hoặc được nhập khẩu hợp pháp hoặc do cơ quan nhà nước nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại.
Khoáng sản nhập khẩu (để tái xuất hoặc để chế biến phục vụ xuất khẩu) được coi là hợp pháp khi có Tờ khai hàng hóa khoáng sản nhập khẩu có xác nhận của Hải quan cửa khẩu (bản sao có chứng thực theo quy định).
Đối với khoáng sản tịch thu, phát mại, phải có các chứng từ sau: Hóa đơn bán tài sản tịch thu, sung công quỹ, Phiếu xuất kho, Biên bản bàn giao tài sản vi phạm hành chính bị tịch thu bán đấu giá (bản sao có chứng thực theo quy định).
Như vậy, muốn thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu đất hiếm phải đáp ứng những điều kiện trên.
3. Thủ tục giấy phép xuất khẩu đất hiếm hiện nay
Do đất hiếm là một loại khoáng sản đặc biệt nên khi xuất khẩu đất hiếm phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu đất hiếm. Và thủ tục thực hiện giống như các loại khoáng sản được quy định trong Thông tư 41/2012/TT-BTC về xuất khẩu khoáng sản.
Theo đó, thủ tục đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu đất hiếm bao gồm:
- Phiếu phân tích mẫu để xác nhận sự phù hợp về tiêu chuẩn, chất lượng của lô hàng xuất khẩu, do một phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS cấp.
- Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của khoáng sản xuất khẩu, cụ thể là:
+ Đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản: Giấy phép khai thác hoặc Giấy phép khai thác tận thu còn hiệu lực;
+ Đối với doanh nghiệp chế biến khoáng sản: Giấy chứng nhận đầu tư nhà máy chế biến và Hợp đồng mua khoáng sản của doanh nghiệp khai thác khoáng sản hợp pháp hoặc chứng từ nhập khẩu khoáng sản hợp lệ (trường hợp doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu khoáng sản nhập khẩu);
+ Đối với doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu khoáng sản: Hợp đồng mua khoáng sản kèm theo bản sao hóa đơn giá trị gia tăng hoặc Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu khoáng sản ký với doanh nghiệp hoặc chứng từ hợp lệ mua khoáng sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu, phát mại;
Khi làm thủ tục thông quan, nếu Hải quan cửa khẩu có cơ sở nghi vấn lô hàng khoáng sản xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn chất lượng thì có quyền vẫn cho thông quan, đồng thời tiến hành lập Biên bản và lấy mẫu khoáng sản để kiểm tra lại.
Việc kiểm tra do một phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS thực hiện. Nếu kết quả kiểm tra khẳng định sự nghi vấn thì doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu phạt theo quy định hiện hành và chịu chi phí thử nghiệm. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy lô hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định thì chi phí thử nghiệm do Hải quan cửa khẩu chịu.
Doanh nghiệp khi làm thủ tục giấy phép xuất khẩu đất hiếm, ngoài việc thực hiện các quy định của Hải quan còn phải xuất trình các loại giấy tờ trên.
4. Dịch vụ xin giấy phép xuất khẩu đất hiếm tại ACC
Công ty Luật ACC là đơn vị chuyên tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ liên quan đến giấy phép nhập khẩu đất hiếm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, vững chắc về kiến thức chuyên môn cùng sự tận tâm, nhiệt thành cam kết đem đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ pháp lý tốt nhất.
Công ty Luật ACC cam kết với quý khách hàng các vấn đề sau đây:
– Thời gian tư vấn: ACC luôn sẵn sàng và tư vấn 24/24 cho khách hàng nhằm giải đáp nhanh chóng mọi vướng mắc của khách hàng.
– Tiết kiệm thời gian: ACC quan niệm không câu kéo thời gian của khách hàng mà tôn chỉ của chúng tôi là lắng nghe và giải quyết nhanh gọn, chính xác vấn đề khách hàng đang gặp phải.
– Bảo mật thông tin tuyệt đối: Chúng tôi tôn trọng thông tin cá nhân khách hàng nên ACC luôn bảo mật dữ liệu khách hàng tốt nhất và không để rò rỉ ra bên ngoài.
– Chất lượng dịch vụ uy tín – chuyên nghiệp – hiệu quả: Với hệ thống đội ngũ Luật sư, chuyên viên chuyên nghiệp, kiến thức chuyên sâu, thái độ tận tâm, nhiệt tình chúng tôi mong muốn khách hàng được sử dụng gói dịch vụ tốt nhất.
– Chi phí dịch vụ phù hợp: Với mong muốn hỗ trợ pháp lý cho người dân ACC đặt ra nhiều gói dịch vụ khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn theo khả năng tài chính của mình.
Trình tự Công ty Luật ACC sẽ thực hiện với khách hàng theo một quy trình chuyên nghiệp như sau:
– Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
– Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể thực hiện các thủ tục;
– ACC tiến hành các thủ tục khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;
– Theo dõi hồ sơ của khách hàng tại cơ quan có thẩm quyền và tiến hành bổ sung khi cần thiết;
– Tư vấn cho khách hàng những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục xin giấy phép;
– Bàn giao kết quả.
– Hỗ trợ khách hàng các thắc mắc sau khi nhận kết quả.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn việc xin giấy phép xuất khẩu đất hiếm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.
Nội dung bài viết:
Bình luận