Hiện nay, việc xây dựng các công trình như miếu thờ, chùa…cũng luôn được mọi người quan tâm và ủng hộ. Đặc biệt hiện nay các vùng nông thôn đang có nhu cầu xây dựng miếu thờ để phục vụ nhu cầu cho những ngày lễ tết đăc biệt là những ngày rằm hàng tháng. Tuy nhiên, để được cấp phép xây dựng đó là một việc khá là khó khăn và phức tạp, bài viết sau đây của ACC xin hướng dẫn quý khách thủ tục xin giấy phép xây dựng miếu thờ tại vùng thôn quê cụ thể như sau:
1. Các trường hợp phải xin giấy phép xây dựng
Theo Điều 34 Nghị định 92/2012/NĐ-CP thì Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo phải xin cấp giấy phép xây dựng:
- Công trình tín ngưỡng là những công trình như: Đình, đền, am, miếu, từ đường, nhà thờ họ và những công trình tương tự khác.
- -Công trình tôn giáo là những công trình như: Trụ sở của tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, tượng đài, bia, tháp và những công trình tương tự của các tổ chức tôn giáo.
2. Thủ tục xin giấy phép xây dựng miếu thờ tại vùng nông thôn
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (mẫu kèm theo);
- Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình bao gồm: các bản vẽ thiết kế thể hiện vị trí mặt bằng, mặt cắt, các mặt đứng chính; mặt bằng và mặt cắt móng của công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, hệ thống thoát nước thải, nước mưa. Riêng đối với công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có giấy phép xây dựng thì phải chụp hiện trạng công trình;
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (có công chứng);
- Ý kiến chấp thuận bằng văn bản của tổ chức giáo hội cấp trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ và xem xét hồ sơ
- Chủ đầu tư nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Phòng Nội vụ các huyện, thị xã. Cơ quan có thẩm quyền phải tiếp nhận hồ sơ
- Sau khi xem xét tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ, Phòng Nội vụ có ý kiến chấp nhận hay không chấp nhận bằng văn bản trình Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ xem xét;
- Sau khi nhận thông báo chủ đầu tư trực tiếp nhận lại và nộp cho Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ văn bản của Phòng Nội vụ và 03 bộ hồ sơ đính kèm;
- Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm trong thời gian không quá 10 ngày làm việc sẽ xem xét và có ý kiến trả lời chủ trương bằng văn bản cho Phòng Nội vụ và chủ đầu tư;
- Sau khi tiếp nhận Phòng Nội vụ sẽ lưu trữ một bộ hồ sơ, đồng thời giao trả 02 bộ hồ sơ còn lại cho chủ đầu tư, với thành phần mỗi bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng;
- Bản vẽ thiết kế xin phép xây dựng miếu thờ bao gồm: các bản vẽ thiết kế thể hiện vị trí mặt bằng, mặt cắt, các mặt đứng chính; mặt bằng và mặt cắt móng của công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, hệ thống thoát nước thải, nước mưa. Riêng đối với công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có thì phải chụp hiện trạng công trình;
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (có công chứng);
- Văn bản trả lời của Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ
Bước 3: Cấp giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư
- Nếu được sự chấp thuận của Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ, tùy theo quy định của UBND cấp huyện, chủ đầu tư nộp toàn bộ 02 bộ hồ sơ nêu trên tại bộ phận tiếp nhận và giao trả kết quả thuộc UBND các huyện, thị xã hoặc tại Phòng Công thương huyện (hoặc Phòng Quản lý đô thị Thị xã) để được xem xét cấp giấy phép xây dựng theo quy định.
- Sau khi UBND cấp huyện ra văn bản cấp giấy phép xây dựng, đề nghị gửi các nơi nhận như sau: Chủ đầu tư; Sở Xây dựng; Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ; UBND cấp xã nơi xây dựng công trình để biết và lưu hồ sơ.
3. Dịch vụ xin xin cấp giấy phép xây dựng miếu thờ của ACC có lợi ích gì?
- Tự hào là đơn vị hàng đầu về thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng công trình miếu thờ vì vậy luôn đảm bảo hoàn thành thủ tục một cách nhanh chóng nhất. ACC sẽ không nhận dự án nếu thấy mình không có khả thực hiện.
- Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh thêm phí trong quá trình thực hiện.
- Khi sử dụng dịch vụ của ACC Quý khách sẽ không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ…). ACC có đội ngũ hộ trợ nhiệt tình và tận nơi.
- Ký kết hợp hợp đồng và tiến hành soạn thảo những hồ sơ liên quan trong vòng 03 ngày nếu quý khách cung cấp đầy đủ thông tin và hồ sơ mà chúng tôi đã yêu cầu.
4. Câu hỏi thường gặp
Xây dựng miếu thờ có cần xin phép không ?
Theo điều 34, Nghị định 92/2012/NĐ-CP thì việc xây dựng miếu thờ phải xin cấp phép xây dựng, vậy nếu xây dựng không có giấy phép xây dựng sẽ bị xử lý.
Mức xử phạt hành chính khi không xin giấy phép xây dựng miếu thờ
6. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình."
Các trường hợp phải xin giấy phép xây dựng
Theo Điều 34 Nghị định 92/2012/NĐ-CP thì Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo phải xin cấp giấy phép xây dựng:
- Công trình tín ngưỡng là những công trình như: Đình, đền, am, miếu, từ đường, nhà thờ họ và những công trình tương tự khác.
- -Công trình tôn giáo là những công trình như: Trụ sở của tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, tượng đài, bia, tháp và những công trình tương tự của các tổ chức tôn giáo.
Hồ sơ chuẩn bị xin giấy phép xây dựng?
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (mẫu kèm theo);
- Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình bao gồm: các bản vẽ thiết kế thể hiện vị trí mặt bằng, mặt cắt, các mặt đứng chính; mặt bằng và mặt cắt móng của công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, hệ thống thoát nước thải, nước mưa. Riêng đối với công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có giấy phép xây dựng thì phải chụp hiện trạng công trình;
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (có công chứng);
- Ý kiến chấp thuận bằng văn bản của tổ chức giáo hội cấp trên.
Nội dung bài viết:
Bình luận