Thủ tục làm giấy phép an toàn thực phẩm Mỳ Ăn Liền 2024

  • Giấy phép an toàn thực phẩm mỳ ăn liền đang là thắc mắt lớn cho nhiều người đang muốn kinh doanh mặt hàng này. Điều kiện thủ tục có phức tạp không? Quy trình như thế nào? Hãy cùng ACC thì hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây
Giấy Phép VSATTP Cơ Sở Sản Xuất Kinh Doanh Mỳ Ăn Liền
Giấy Phép VSATTP Cơ Sở Sản Xuất Kinh Doanh Mỳ Ăn Liền

1. Mở cơ sở làm miếng có cần phải xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hay không?

  • Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định là bất cứ một gian nhà, toà nhà nằm trong mặt phố, dùng để kinh doanh thực phẩm được chia làm hai loại: cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở bán thực phẩm.
  • Cơ sở dịch vụ ăn uống là các cơ sở chế biến, xử lý thực phẩm để bán cho khách ăn uống ngay tại chỗ.
  • Cơ sở bán thực phẩm là các cơ sở chỉ để bán thực phẩm (còn gọi là cửa hàng thực phẩm) không có dịch vụ ăn uống tại chỗ.
  • Cửa hàng ăn hay còn gọi là tiệm ăn là các cơ sở dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ bảo đảm cùng lúc cho số lượng người ăn khoảng dưới 50 người (cửa hàng cơm bình dân, phở, bún, miến, cháo…).
  • Nhà hàng ăn uống là các cơ sở ăn uống, thường có từ 50 người ăn đồng thời một lúc.
  • “Quán ăn” là các cơ sở ăn uống nhỏ, thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ, có tính bán cơ động, thường được bố trí ở dọc đường, trên hè phố, những nơi công cộng.
  • “Căng tin” là cơ sở bán quà bánh, hàng điểm tâm giải khát và ăn uống trong tập thể nội bộ cơ quan.
  • ”Chợ” là nơi để mọi người đến mua, bán theo những ngày, buổi nhất định.
  • “Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể” là nhà dùng làm chỗ ăn uống cho tập thể, bao gồm cả chế biến, nấu nướng tại chỗ.
  • “Siêu thị” là các cửa hàng rất lớn, bán thực phẩm và hàng hoá đủ loại.
  • “Hội chợ” là nơi tổ chức trưng bày, giới thiệu, thi, đánh giá chất lượng hàng hoá.

2. Chuẩn bị cơ sở chứng nhận ATTP cơ sở sản xuất kinh doanh mỳ ăn liền cần làm gì?

  • Cơ sở sản xuất kinh doanh mỳ ăn liền cần phải đáp ứng các điều kiện tại Thông tư Số 15/2012/TT-BYT-Quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ban hành ngày 12 tháng 09 năm 2012.
  • Tuy nhiên, trên thực tế khi áp dụng hướng dẫn quy định ATVSTP vào từng cơ sở, hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn.

3. Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận toàn thực phẩm

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ( giấy phép kinh doanh) có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (Bản sao có xác nhận của chủ cơ sở)
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng khu vực xung quanh
  • Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm (hoặc quy trình bảo quản, phân phối)
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
  • Giấy xác nhận kiến thức An toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

4. Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì để có Giấy phép an toàn thực phẩm mỳ ăn liền?

  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc sản xuất chế biến thực phẩm (sao y 02 bản)
  • Thẻ tập huấn và thẻ khám sức khỏe của chủ doanh nghiệp, quản lý và nhân viên.

5. Thời gian có giấy chứng nhận:

Từ 15 – 35 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ (Nhiều trường hợp có thể sớm hơn)

Thời gian chuẩn bị hồ sơ → nộp hồ sơ → đoàn thẩm định cơ sở → nhận giấy chứng nhận.

6. Quy định xử phạt hành chính đối với cơ sở sản xuất mỳ ăn liền không đảm bảo chất lượng

Để sản phẩm mỳ ăn liền được bán chạy nhanh chóng trên thị trường, Cơ sở sản xuất sản phẩm cho phụ gia vào để có màu sắc đẹp và tận dụng nguồn nguyên liệu kém chất lượng để mang lại lợi nhuận cho bản thân, một số cơ sở sản xuất đã pha chế thêm các loại hóa chất, đã được cấm sử dụng. Ngoài ra, qua thực tế cho thấy sản phẩm có thể được làm từ các nguyên liệu không đảm bảo chất lượng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Chính vì vậy nhà nước đã có những quy định xử phạt hành chính đối với cơ sở sản xuất không đảm bảo chất lượng như sau:

  • Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 01 tháng đến 06 tháng, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 01 tháng đến 24 tháng;
  • Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Luật xử lý vi phạm hành chính
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
  • Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (817 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo