1. Điều kiện giấy phép vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc
Về chủ thể
- Là doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa trên đường bộ có giấy phép và các giấy tờ có liên quan do Bộ giao thông và các cơ quan quản lý có thẩm quyền của hai nước cấp phát;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã phải hướng dẫn người lái xe nắm được các điều kiện giao thông, bến bãi, điểm dừng nghỉ, hệ thống biển báo trên hành trình ở Trung Quốc; cung cấp cho lái xe và nhân viên phục vụ danh sách hành khách của chuyến đi để xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu. Mẫu danh sách hành khách tuyến cố định và hợp đồng theo quy định tại Phụ lục IV b và IV c của Thông tư số 23/2012/TT-BGTVT.
Về phương tiện
- Phương tiện được cấp giấy phép vận tải thuộc quyền sử dụng của các doanh nghiệp, hợp tác xã phục vụ việc kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa trên đường bộ;
- Có Giấy phép vận tải loại A, B, C, E, F, G, D theo quy định
- Phải gắn kí hiệu phân biệt quốc gia. Đối với phương tiện của Việt Nam phải gắn ký hiệu phân biệt quốc gia ở góc phía bên phải của kích thước (nhìn từ trong xe) và ở vị trí dễ thấy phía sau xe.
Về phạm vi hoạt động
- Đối với vận tải hành khách định kỳ (theo tuyến cố định): Phương tiện khởi hành từ bến xe đầu tuyến; đi theo hành trình dừng nghỉ tại các trạm dừng nghỉ theo quy định và kết thúc tại bến xe cuối tuyến.
- Đối với vận tải hàng hóa, vận tải hành khách không định kỳ (theo hợp đồng và vận tải khách du lịch): Không giới hạn địa điểm khởi hành tại Việt Nam. Phương tiện được hoạt động từ các tỉnh, thành phố của Việt Nam đi qua các cặp cửa khẩu đã được Chính phủ hai nước cho phép đến các điểm trong phạm vi quy định trên lãnh thổ của Trung Quốc. Phương tiện được dừng nghỉ tại các trạm dừng nghỉ, bãi đỗ xe, bến xe dọc hành trình do hai nước công bố.
- Đối với cơ quan quản lý: Cơ quan quản lý vận tải tại cửa khẩu là Trạm quản lý vận tải cửa khẩu thuộc Sở Giao thông vận tải các tỉnh giáp biên giới Việt – Trung có cửa khẩu; Thực hiện việc đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách định kỳ giữa Việt Nam và Trung Quốc theo quy định (Tổng cục Đường bộ VIệt Nam chấp thuận khai thác tuyến vận tải hành khách định kỳ giữa Việt Nam và Trung Quốc vào sâu trong lãnh thổ của hai nước; Sở Giao thông vận tải các tỉnh giáp biên giới Việt – Trung chấp thuận khai thác tuyến vận tải hành khách định kỳ giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với các tuyến giữa khu vực biên giới của hai nước).
2. Thủ tục vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc
Hồ sơ xin cấp giấy phép vận tải loại A, B, C, E, F, G cho phương tiện để vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc
- Đơn đề nghị cấp giấy phép vận tải
- Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải bằng xe ô tô đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa khác
- Danh sách xe kèm theo giấy đăng ký xe
Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, hợp tác xã thì xuất trình thêm bản sao chụp một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng cho thuê tài chính; hợp đồng thuê tài sản; cam kết kinh tế của chủ phương tiện đối với hợp tác xã đề nghị cấp giấy phép
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba còn giá trị trên lãnh thổ Việt Nam và Trung Quốc
Lưu ý: Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu thấy cần thiết, bản sao các giấy tờ, tài liệu nêu trên sẽ được xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có công chứng
Hồ sơ xin cấp giấy phép vận tải loại D cho phương tiện để vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc
Đối với phương tiện của Việt Nam:
- Giấy phép vận tải loại D do cơ quan quản lý có thẩm quyền của Trung Quốc cấp, trước khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận tải loại D, doanh nghiệp, hợp tác xã đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy giới thiệu với cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc. Hồ sơ đề nghị cấp giấy giới thiệu bao gồm: Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục VII của Thông tư này, Giấy phép vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng hoặc hàng nguy hiểm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (bản sao chụp).
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn cho doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam liên hệ với cơ quan có thẩm quyền của phía Trung Quốc để xin cấp giấy phép vận tải hàng siêu trường, siêu trọng hoặc hàng nguy hiểm của Trung Quốc. Sau khi có giấy giới thiệu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, giấy phép vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng của Việt Nam và Trung Quốc thì doanh nghiệp, hợp tác xã mới lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận tải loại D và nộp cho cơ quan quản lý có thẩm quyền của Trung Quốc để xin cấp giấy phép vận tải loại D.
Đối với phương tiện của Trung Quốc:
- Đơn xin cấp giấy phép vận tải loại D theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII của Thông tư này;
- Giấy giới thiệu của cơ quan có thẩm quyền của phía Trung Quốc (bản gốc kèm bản dịch có chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng Trung sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh đối với trường hợp bản gốc không có song ngữ tiếng Việt và tiếng Trung hoặc tiếng Trung và tiếng Anh);
- Giấy phép vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng hoặc hàng nguy hiểm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (bản sao chụp);
- Giấy phép vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng hoặc hàng nguy hiểm của cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc cấp (bản sao có chứng thực kèm bản dịch có chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng Trung sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh đối với trường hợp bản gốc không có song ngữ tiếng Việt và tiếng Trung hoặc tiếng Trung và tiếng Anh);
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (bản sao có chứng thực kèm bản dịch có chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng Trung sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh đối với trường hợp bản gốc không có song ngữ tiếng Việt và tiếng Trung hoặc tiếng Trung và tiếng Anh);
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba còn giá trị trên lãnh thổ Việt Nam (bản sao có chứng thực kèm bản dịch có chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng Trung sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh đối với trường hợp bản gốc không có song ngữ tiếng Việt và tiếng Trung hoặc tiếng Trung và tiếng Anh).
Lưu ý: Trong quá trình thẩm định và xét hồ sơ, nếu cần thiết, bản sao các giấy tờ, tài liệu nêu trên sẽ được xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có công chứng.
3. Thẩm quyền cấp giấy phép vận tải đường bộ Việt Nam – Trung Quốc
Tổng cục đường bộ Việt Nam cấp:
- Giấy giới thiệt đề nghị cấp giấy phép vận tải loại D;
- Giấy phép vận tải loại D, E;
- Giấy phép vận tải loại F G lần đầu trong năm
Sở Giao thông vận tải tại các tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh cấp:
- Giấy phép vận tải loại A;
- Giấy phép vận tải loại B, C lần đầu trong năm
Trạm quản lý vận tải cửa khẩu: Cấp giấy phép vận tải loại B, C, F và G từ lần thứ 2 trở đi trong năm
4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép vận tải, giấy giới thiệu đề nghị cấp giấy phép loại D
Trình tự cấp giấy giới thiệu đề nghị cấp giấy phép vận tải loại D, giấy phép loại A, E hoặc giấy phép loại B, C, F, G lần đầu trong năm:
- Tổ chức, cá nhân nộp 01 (một) bộ hồ sơ cho cơ quan cấp phép. Cơ quan cấp phép tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra; trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp phép thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung chưa đầy đủ hoặc cần sửa đổi cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ;
- Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải cấp giấy giới thiệu đề nghị cấp giấy phép loại D hoặc cấp giấy phép vận tải theo thẩm quyền
- Sau khi cấp giấy phép vận tải loại B, C, F, G lần đầu trong năm, Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thông báo danh sách phương tiện vận tải đã được cấp phép đến Trạm quản lý vận tải cửa khẩu.
- Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại cơ quan cấp phép hoặc qua hệ thống bưu chính.
- Trình tự cấp giấy phép vận tải loại B, C, F, G từ lần thứ hai trở đi trong năm:
- Người lái xe xuất trình giấy đăng ký xe cho Trạm quản lý vận tải cửa khẩu;
- Căn cứ vào danh sách phương tiện vận tải đã được cấp giấy phép do Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải thông báo, Trạm quản lý vận tải cửa khẩu đối chiếu giấy đăng ký xe và cấp Giấy phép vận tải theo thẩm quyền.
Nội dung bài viết:
Bình luận