Thủ tục xin giấy phép thi công xây dựng mới nhất 2024

Trong thời đại đô thị hóa như hiện nay, việc sở hữu một ngôi nhà cho riêng mình thực sự hơi khó khăn bởi quỹ đất đang ngày càng khan hiếm. Việc xây một căn nhà không phải là dễ vì rất khó để có thể mua được một mảnh đất đủ lớn để xây vì ngoài điều kiện về kinh tế ra thì vấn đề về quỹ đất cũng tạo nên khó khăn nhất định, nhất là tại những nơi có mật độ dân cư cao, tập trung nhiều công trình xây dựng như ở các thành phố lớn. Hơn nữa, việc xây một căn nhà còn khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc xin giấy phép thi công xây dựng nhà ở. Vậy, nếu bạn cũng đang gặp vướng mắc liên quan đến thủ tục xin giấy phép con xây dựng thì đừng bỏ lỡ những thông tin pháp lý mà chúng tôi cung cấp thông qua bài viết dưới đây.

giay-phep-thi-cong-xay-dungGiấy phép thi công xây dựng

1. Giấy phép thi công xây dựng là gì?

Theo Khoản 17, Điều 3, Luật xây dựng 2014 quy định về Giấy phép thi công xây dựng “ là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình”. Theo quy định mới nhất của Luật xây dựng thì khi cá nhân tổ chức xây dựng nhà ở phải xin giấy phép xây dựng mới được phép xây dựng công trình nhà ở hoặc thuộc trong trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.

 

2. Điều kiện cần đáp ứng để xin giấy phép thi công xây dựng nhà ở

Để có thể xin được giấy phép thi công xây dựng nhà ở thì cần phải đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định. Theo đó, chủ thể muốn xin giấy phép thi công xây dựng nhà ở phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 93, Luật xây dựng năm 2014 và Điều 41, Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung quản lý dự án xây dựng. Cụ thể các điều kiện cần đáp ứng để xin giấy phép con xây dựng nhà ở như sau:

  • Đối với khu vực chưa có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn thì quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có liên quan hoặc quy chế quản lý kiến trúc hoặc văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về vị trí và tổng mặt bằng (đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị) là cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng.
  •  Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng không yêu cầu lập quy hoạch chi tiết xây dựng theo quy định của pháp luật về quy hoạch, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 05 héc ta (nhỏ hơn 02 héc ta đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) thì quy hoạch phân khu xây dựng là cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng.
  • Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;
  • Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định của pháp luật xây dựng.

3. Trình tự, thủ tục xin giấy phép thi công xây dựng nhà ở 

Khi xin  giấy phép thi công xây dựng nhà ở thì chủ công trình, nhà ở cần phải tiến hành các thủ tục xin giấy phép theo quy định của pháp luật. Theo đó, để xin  giấy phép thi công xây dựng nhà ở thì cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ xin giấy phép con xây dựng nhà ở và thực hiện theo thủ tục, quy trình được quy định trong Luật xây dựng năm 2014 và Điều 41, Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung quản lý dự án xây dựng. 

Bộ hồ sơ xin giấy phép con xây dựng nhà ở gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng 
  • Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy và chữa cháy có yêu cầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật về xây dựng có yêu cầu, gồm:
  • Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
  • Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình;
  • Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp nước, thoát nước, cấp điện;
  • Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

Trình tự, thủ tục xin giấy phép thi công xây dựng nhà ở:

  • Bước 1: CHủ công trình nhà ở muốn xin giấy phép xây dựng cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ gồm những giấy tờ, tài liệu đã nêu trên
  • Bước 2: Chủ công trình nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;
  • Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;
  • Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;
  • Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tiến hành đối chiếu các điều kiện theo quy định của Luật xây dựng để gửi văn bản lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;
  • Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 20 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng công trình và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến giấy phép thi công xây dựng nhà ở. Tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng mà công ty Luật ACC xin cung cấp cho khách hàng dịch vụ tư vấn giấy phép thi công xây dựng. Nếu quý khách hàng còn gặp phân vân về điều kiện xin giấy phép, hồ sơ, trình tự, thủ tục để tiến hành xin giấy phép thi công xây dựng thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC ngay để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.

 

Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn

Liên hệ với chúng tôi:

- Tư vấn pháp lý: 1900.3330

- Zalo: 084.696.7979

- Văn phòng: (028) 777.00.888

- Mail: [email protected]

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo