Thủ tục làm Giấy phép Phòng cháy chữa cháy cho khách sạn [2024]

Hiện nay nhu cầu đi du lịch và nghỉ ngơi đang là vấn đề thiết yếu của nhiều người. Tuy nhiên có thể thấy đây là nơi đông đúc người qua lại, có thể dẫn đến ảnh hưởng trật tự cũng như các sự cố không may. Do đó để đảm bảo an toàn thì pháp luật yêu cầu khách sạn phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy cho khách sạn. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được ACC hướng dẫn về vấn đề này.

1. Giấy phép phòng cháy chữa cháy cho khách sạn được hiểu là gì?

Theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP, Giấy phép phòng cháy chữa cháy cho khách sạn hay còn được gọi là Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy, là các loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoặc gia đình ghi nhận đã đạt đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Theo đó thì những tổ chức, cá nhân kinh doanh khách sạn phải tiến hành xin các loại giấy phép đảm bảo về phòng cháy chữa cháy mới có thể đi vào hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp, trường hợp vi phạm có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Điều kiện xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho khách sạn

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP để có thể xin các loại giấy phép phòng cháy chữa cháy cho khách sạn và đi vào kinh doanh hợp pháp, cá nhân tổ chức cần đáp ứng những điều kiện sau đây:

  • Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
  • Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.
  • Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
  • Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  • Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
  • Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
  • Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
  • Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa
  • Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

Như vậy chỉ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên, thì các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho khách sạn mới có thể xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho khách sạn theo quy định của pháp luật và đi vào hoạt động trên thực tế.

3. Thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho khách sạn

Căn cứ theo các quy định tại Điều 7 thông tư 147/2020/TT-BCA đối chiếu cùng với Nghị định 136/2020/NĐ-CP, thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho khách sạn bao gồm các bước sau:

Bước 1: Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

- Đối với trường hợp chấp thuận địa điểm xây dựng khách sạn:

  • Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật; 
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình; 
  • Bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy như bậc chịu lửa của công trình, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các công trình xung quanh, hướng gió, cao độ công trình;

- Đối với trường hợp thiết kế cơ sở của dự án, công trình khách sạn:

  • Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật; 
  • Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công;
  • Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình sử dụng vốn khác; 
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 11 Nghị định này

Sau khi đã đáp ứng được đầy đủ các giấy tờ sau, doanh nghiệp tiến hành nộp đến cơ quan có thẩm quyền để xin thẩm duyệt dự án công trình cho khách sạn của mình.

Bước 2: Nghiệm thu, kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy

Để xin được biên bản nghiệm thu của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp cần làm hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:

  • Bản sao Giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy kèm theo hồ sơ đã được đóng dấu thẩm duyệt của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
  • Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
  • Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể hệ thống phòng cháy và chữa cháy;
  • Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt;
  • Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới;
  • Văn bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục, hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy;
  • Bản sao Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn giám sát (nếu có), đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy.

Lưu ý: Các văn bản, tài liệu có trong hồ sơ phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công. Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.

Bước 3: Xin phê duyệt phương án chữa cháy

Để tiến hành xin phê duyệt phương án chữa cháy thì khách hàng cần chuẩn bị những hồ sơ tài liệu sau:

  • Văn bản đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở (Mẫu số PC19);
  • 02 bản phương án chữa cháy của cơ sở đã được người có trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án ký tên, đóng dấu (nếu có).

Ngoài ra đối với giấy phép phòng cháy chữa cháy cho khách sạn còn phải xin giấy chứng nhận tập huấn đối với phòng cháy chữa cháy cho nhân viên đang làm việc tại khách sạn. Chỉ khi đầy đủ các loại giấy tờ trên mới có thể đi vào hoạt động một cách hợp pháp.

4. Một số câu hỏi của khách hàng liên quan đến giấy phép phòng cháy chữa cháy cho khách sạn

4.1 Cơ sở kinh doanh cho khách sạn có bắt buộc phải xin giấy phép không?

Như đã phân tích ở trên thì các cơ sở kinh doanh spa thuộc đối tượng bắt buộc phải xin giấy phép, trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.

4.2 Ai có thẩm quyền cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho khách sạn?

Như đã trình bày ở trên, giấy phép phòng cháy chữa cháy cho khách sạn hiện nay tùy vào quy mô mà cần phải tiến hành các loại giấy phép khác nhau, do đó cơ quan có thẩm quyền cấp cũng là khác nhau.

4.3 Tại sao phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho khách sạn?

Khách sạn là nơi tập trung đông người, dễ dẫn tới những sự cố cháy nổ không may xảy ra, do đó để đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia sử dụng các dịch vụ thì cần phải đảm bảo phòng cháy chữa cháy theo quy định.

4.4 ACC có cung cấp dịch vụ làm giấy phép phòng cháy chữa cháy cho khách sạn hay không?

ACC tự hào là một trong những công ty uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho khách sạn. Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới các chuyên viên của ACC.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của ACC về giấy phép phòng cháy chữa cháy cho khách sạn. Đây là một trong những thủ tục tương đối phức tạp, do đó trong quá trình tìm hiểu ắt hẳn sẽ có nhiều khó khăn. Hãy liên hệ trực tiếp tới công ty chúng tôi để được tư vấn một cách chi tiết và cụ thể hơn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (617 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo